31/03/2021, 14:34

Bài phân tích "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" số 7

Thông thường, trước mỗi cuộc chia li dù là người ra đi hay kẻ ở lại thì đều có chung một tâm trạng lư luyến, không lỡ rời xa. Trong xã hội xưa, khi những phương tiện đi lại cũng như thông tin còn chưa phát triển thì những cuộc chia tay lại càng để lại trong lòng người ta những bất ...

Thông thường, trước mỗi cuộc chia li dù là người ra đi hay kẻ ở lại thì đều có chung một tâm trạng lư luyến, không lỡ rời xa. Trong xã hội xưa, khi những phương tiện đi lại cũng như thông tin còn chưa phát triển thì những cuộc chia tay lại càng để lại trong lòng người ta những bất an, thấp thỏm. Trong bài thơ Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đã vẽ ra một khung cảnh đưa tiễn đầy lưu luyến giữa tác giả Lí Bạch và người bạn Mạnh Hạo Nhiên của mình.


Trong cuộc đời của mình, Lí Bạch giao tiếp rất rộng, ông cũng có rất nhiều lần tiễn đưa những người bạn đi xa, mỗi lần tiến đưa nhà thơ lại viết một bài thơ và lấy nhan đề Tống biệt. Trong tổng số 150 bài thơ tống biệt ấy, bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng được coi là bài thơ hay nhất.


“ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

Dịch:

Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


Ở trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả Lí Bạch đã khắc họa lại khung cảnh đưa tiễn, và thời điểm diễn ra khung cảnh đưa tiễn ấy. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc đều có chung một hướng chảy đó là hướng Tây- đông, ta có thể hiểu ý của câu thơ này là Mạnh Hạo Nhiên đã cùng Lí Bạch chia tay ở Lầu Hoàng Hạc và đi về phía Tây đến Dương Châu. Hai câu thơ đầu được coi là lệ cú của bài thơ, tuy nhiên, hai câu thơ sau đó lại là linh hồn của bài thơ:


“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”

Dịch:

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy bóng sông bên trời”


Nếu như trong hai câu thơ đầu, tác giả Lí Bạch chỉ đơn thuần mô tả khung cảnh đưa tiễn tại lầu Hoàng Hạc thì đến hai câu thơ sau khung cảnh lại chan chứa tình cảm của người ở lại. Có thể thấy, Lí Bạch đã ở trên lầu Hoàng Hạc trông theo bóng thuyền của Mạnh Hạo NHiên cho đến khi bóng buồm ấy khuất hẳn vào trong không gian mênh mông của đất trời.


Nhà thơ đã vẽ ra một khung cảnh mênh mông của không gian nhưng đồng thời cũng chấm phá bằng những đường nét đầy tinh tế. Hình ảnh của chiếc thuyền cô đơn cho đến khi hình ảnh ấy chìm khuất vào trong không gian là cả một quá trình dõi theo đầy lưu luyến của người ở lại.


Thuyền tuy đã khuất nhưng người đưa tiễn vấn đứng đó một mình đầy đơn độc trên lầu Hoàng Hạc. Hai câu thơ cuối tuy nói về người ra đi những thực chất lại biểu lộ được tâm tình của người ở lại. Về hình thức, bài thơ là bức tranh tả cảnh thuần túy nhưng thấm đượm trong những câu thơ ấy lại là tình cảm đầy dạt dào, lưu luyến của nhân vật trữ tình trong bài thơ.


Mạnh Hạo Nhiên tuy hơn Lí Bạch hơn chục tuổi nhưng hai người đều có chung niềm đam mê với thơ văn nên sớm trở thành những người tri kỉ. Theo dõi những trang thơ của Lí Bạch, ta có thể thấy tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với Mạnh Hạo Nhiên:


“Ngô ái Mạnh phu tử

Phong lưu thiên hạ văn”

Dịch:

(Ta yêu Mạnh Phu tử

Đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)


Mối quan hệ đầy đặc biệt của Lí Bạch với Mạnh Hạo NHiên dã được thể hiện trực tiếp qua cách sử dụng từ “cố nhân” trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Đó là tình tri kỉ, tình bạn thiêng liêng, cao đẹp mà nhà thơ luôn trân trọng.


Bài thơ Tại Lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng đã thể hiện xúc động khung cảnh chia li giữa người đi và người ở lại,qua đó ta cũng thấy được tình bạn, tình tri kỉ đáng trân trọng giữa nhà thơ Lí Bạch và người bạn Mạnh Hạo Nhiên của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
0