14/01/2018, 13:27

Bài kiểm tra tổng hợp về Hidrocacbon

Bài kiểm tra tổng hợp về Hidrocacbon Ôn tập kiến thức Hóa 11 là đề tổng hợp do thầy Tôn Đức Vỵ, trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh ra đề, giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập môn Hóa, về Hóa hữu cơ lớp 11 phần ...

Bài kiểm tra tổng hợp về Hidrocacbon

là đề tổng hợp do thầy Tôn Đức Vỵ, trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh ra đề, giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập môn Hóa, về Hóa hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon được tốt hơn, ôn tập, hệ thống kiến thức cho kì thi cuối học kì 2 môn Hóa lớp 11 sắp tới.

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ HIĐROCACBON

MÔN HOÁ 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137.

Câu 1: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được hai dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

A. 3-metylpentan       B. 2,3-đimetylbutan         C. butan          D. 2-metylpropan

Câu 2: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là

A. K2CO3, H2O, MnO2.              B. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
C. C2H5OH, MnO2, KOH.           D. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

Câu 3: Tính chất nào không phải của benzen

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).               B. Tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.     D. Tác dụng với Cl2 (as).

Câu 4: Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.         B. 3-metylpent-2-en.      C. 3-metylpent-3-en.           D. 2-etylbut-2-en.

Câu 5: Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna. Công thức phân tử của B là

A. C4H4.             B. C2H5OH.              C. C4H10.              D. C4H6.

Câu 6: Trong các anken sau đây, anken nào không phải anken liên hợp?

A. CH2=CH- CH= CH2-CH3           B. CH2=CH-CH=CH2           C. CH3-CH=CH=CH2          D. CH2=C(CH3)-CH=CH2

Câu 7: Thức hiện thế clo đối với 2-metylbutan thu được sản phẩm chính là:

A. 4-clo–2-metylbutan            B. 2-clo–2-metyl butan             C. 3-clo–2metyl butan         D. 1-clo–2-metyl butan

Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là

A. CH2=C(CH3)2.          B. CH3-CH=CH-CH3.           C. CH2=CH2.           D. CH2=CH-CH2-CH3.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen, 0,1 mol vinylaxetilen, 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

A. 0,65 mol.            B. 0,35 mol.               C. 0,25 mol.              D. 0,45 mol.

Câu 10: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất X, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là

A. 20.             B. 30.             C. 10.             D. 40.

Câu 11: Công thức chung của dãy đồng đẳng axetilen là công thức nào sau đây?

A. CnH2n          B. CnH2n-2 ( n ≥ 2)            C. CnH2n+2              D. CnH2n-2 ( n ≥ 3)

Câu 12: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?

A. 6.                 B. 5.                        C. 2.                  D. 4.

Câu 13: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 14. Tỉ lệ mol của C2H2 và H2 trong A là:

A. 1 : 2                B. 1 : 3                C. 1 : 1               D. 2 : 1

Câu 14: Hiđrocacbon X có CTPT C8H10 không làm mất màu dd brom. Khi đun nóng X trong dd KMnO4 tạo thành hợp chất Y(C7H5KO2). Khi cho Y phản ứng với dd HCl tạo thành hợp chất C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây ?

A. etylbenzen        B. 1,2- đimetylbenzen             C. 1,3- đimetylbenzen            D. 1,4- đimetylbenzen

Câu 15: Monome được dùng để điều chế polibutadien là:

A. CH2-C(CH3CH=CH2           B. CH2=CH2            C. CH2=CH-CH=CH2         D. CH3-CH=CH-CH3

Câu 16: Craking 50 lít n-butan thu được 65 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking (các khí cùng to và p). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là

A. 20%.           B. 30%.          C. 80%.           D. 40%.

Câu 17: Đốt cháy hết 3,4 gam một ankađien liên hiệp X, thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Khi cho X cộng H2 tạo thành isopentan. Tên gọi của X là:

A. 2-metylpenta-1,3-dien        B. penta-1,4-dien        C. 2-metylbuta-1,3-dien          D. penta-1,3-dien

Câu 18: Thực hiện phản ứng tách 5,8 gam butan (h=80%) được hỗn hợp X gồm H2 và 6 hidrocacbon. Đốt cháy hết X rồi hấp thụ hết sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư thì đung dịch nước vôi thay đổi bao nhiêu gam?

A. Tăng 26,6 gam            B. Giảm 13,4 gam          C. Giảm 40 gam          D. Tăng 13,4 gam

Câu 19: Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:

A. C5H12             B. C4H10            C. C3H8             D. C6H14

Câu 20: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối kali của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Tên gọi của 1 trong 3 ankan thu được là

A. propan.           B. etan.             C. metan.        D. butan.

Câu 21: Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là

A. 75%.             B. 60%.               C. 80%.            D. 83,33%.

Câu 22: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là

A. 60%.            B. 50%.              C. 70%.           D. 80%.

Câu 23: Dãy ankan mà mỗi CTPT có một đồng phân khi tác dụng với clo theo tỉ lệ mol (1 : 1) tạo ra một dẫn xuất monocloankan duy nhất.

A. C2H6, C5H12, C8H18          B. C4H10, C5H12, C6H4      C. C3H8, C4H10, C6H14           D. C2H6, C5H12, C4H10

Câu 24: 1 ankylbenzen A(C9H12),tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn xuất mononitro duy nhất . Vậy A là:

A. iso-propylbenzen          B. 1,3,5-trimetylbenzen.       C. p-etyl,metylbenzen.        D. n-propylbenzen.

Câu 25: Trong PTN không điều chế mêtan theo phản ứng nào sau đây ?

A. Al4C3 + 12HCl → 3CH4 + 4AlCl3             B. C4H10 →(crackinh) CH4 + C3H6
C. Al4C3 + 12HOH → 3CH4 + 4Al(OH)3        D. CH3COONa + NaOH → CH4 +Na2CO3

Câu 26: Cho 1,5 gam hiđrôcacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác 1,68 lít khí X(ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:

A. 0,25            B. 0,2          C. 0,3          D. 0,15

0