28/05/2017, 20:56

Bài học đạo lí từ truyện ngắn “Chữ người tử tù”

Đề bài: Bài học đạo lí mà anh (chị) tiếp nhận được từ nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tủ của Nguyễn Tuân. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. Gợi ý chung – Học sinh cần nắm vững nội dung tư tuởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) – Nắm vững kĩ năng làm bài ...

Đề bài: Bài học đạo lí mà anh (chị) tiếp nhận được từ nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tủ của Nguyễn Tuân. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. Gợi ý chung – Học sinh cần nắm vững nội dung tư tuởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) – Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí B. Gợi ý cụ thể Học sinh cần trình bày được các ý chính sau: I. Mở bài – Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ say mê kiếm tìm cái đẹp, sáng tạo ...

Đề bài: Bài học đạo lí mà anh (chị) tiếp nhận được từ nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tủ của Nguyễn Tuân.

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Gợi ý chung

– Học sinh cần nắm vững nội dung tư tuởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

– Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí

B. Gợi ý cụ thể

Học sinh cần trình bày được các ý chính sau: 

I. Mở bài

– Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ say mê kiếm tìm cái đẹp, sáng tạo cái đẹp.

– Nhân vật của Nguyền Tuân dù là loại người nào cùng có phẩm chất của người nghệ sĩ.

– Quản ngục là hiện thân cho cái đẹp theo quan niệm của Nguyễn Tuàn, giúp người đọc tiếp nhận được bài học đạo lí sâu sắc

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

– Cuộc gặp gỡ oái ăm trớ trêu giữa Huấn Cao và quản ngục

2 . Đặc điểm của nhân vật quản ngục

– Quản ngục, một tiểu lại giữ tù nhưng lại là con người hiểu biết: từng đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền. 

– Quản ngục có phẩm chất cao quý:

+ Biết yêu cái tài sáng tạo nên cái đẹp; trọng người có nghĩa khí như Huấn Cao.

+ Có sở thích cao quý: sở thích chơi chữ.

+ Tuy sống giữa vững bùn nhơ của xã hội nhưng quản ngục vẫn giữ vững được thiện lương trong sáng.

3. Bài học

– Xưa nay, người ta thường ngợi ca Huấn Cao một nhân vật siêu phàm và tiếp nhận ở Huấn Cao khí phách hiên ngang, thiện lương trong sáng, có cái nhìn nhiều chiều đối với con người nhưng lại quên đi nhân vật quản ngục “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà mọi nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Không chỉ có Huấn Cao toả sáng trong chốn ngục tù mà quản ngục cũng thăng hoa khi gặp Huấn Cao.

– Nhân cách của quản ngục toả sáng chính là bài học cho người đọc:

+ cần biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

+ Cần biết trân trọng những người tài hoa, nghĩa khí, thiện lương trong sáng.

+ Trước cái ác, cái xấu cần phải có bản lĩnh vững vàng…

+ Cái đẹp có thể cứu vớt con người.

III. Kết bài

– Quản ngục không chỉ là một hình tượng nghệ thuật sóng động tôn vinh cái tài, cái đẹp mà còn hướng người đọc đến cái đẹp, cái thiện, khơi gợi cho người đọc suy ngẫm về những bài học đạo lí sâu sắc… 

CHU THỊ HẢO

GV. THPT Hùng Vương – Phú Thọ

0