Bài C1,C2, C3 trang 93,94 SGK Lý 9: Máy phát điện xoay chiều
Bài C1,C2, C3 trang 93,94 SGK Lý 9: Máy phát điện xoay chiều Bài 34 – Giải bài tập C1,C2 trang 93; bài C3 trang 94 SGK Vật Lý 9: Máy phát điện xoay chiều. 1. Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát-điện và nêu lên những chỗ giống nhau, khác nhau của chúng. Người ta thường ...
Bài C1,C2, C3 trang 93,94 SGK Lý 9: Máy phát điện xoay chiều
Bài 34 – Giải bài tập C1,C2 trang 93; bài C3 trang 94 SGK Vật Lý 9: Máy phát điện xoay chiều.
1. Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát-điện và nêu lên những chỗ giống nhau, khác nhau của chúng.
Người ta thường chế tạo hai loại máy-phát-điện xoay chiều là máy phát điện có cuộn dây quay và máy-phát-điện có nam châm quay.
– Giống nhau: Cùng có hai bộ phận là nam châm và cuộn dây.
– Khác nhau: Một loại là nam châm quay, cuộn dây đứng yên; loại kia thì nam châm đứng yên, cuộn dây quay. Loại có cuộn dây quay còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét, giúp đưa dòng điện ra ngoài dễ dàng.
Bài C2: Hãy giải thích tại sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.
Khi cho nam châm (cuộn dây quay) thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm, do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Bài C3: Hãy so sánh chỗ giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy-phát-điện xoay chiều trong công nghiệp.
– Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi cho một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
– Khác nhau : Đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra đều nhỏ hơn máy-phát-điện rất nhiều.