Đề thi học kì 1 Văn 9 trường THCS Bình Minh – Hải Dương năm học 2015 – 2016 có đáp án
Đề thi học kì 1 Văn 9 trường THCS Bình Minh – Hải Dương năm học 2015 – 2016 có đáp án Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án của trường THCS Bình Minh : Hãy đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên trong tác phẩm ‘Lặng lẽ Sa Pa’ của ...
Đề thi học kì 1 Văn 9 trường THCS Bình Minh – Hải Dương năm học 2015 – 2016 có đáp án
Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án của trường THCS Bình Minh: Hãy đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên trong tác phẩm ‘Lặng lẽ Sa Pa’ của Nguyễn Thành Long, trong đó em có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
1( 2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’
a, So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm . Đó là phương châm hội thoại nào?
b, Sự không tuân thủ phương châm hội thoại ấy có ý nghĩa gì?
2( 2,0 điểm) Hình ảnh tiếng hát được lặp lại nhiều lần trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận). Việc lặp lại nhiều lần hình ảnh tiếng hát như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3( 6,0 điểm) Hãy đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên trong tác phẩm ” Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, trong đó em có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN VĂN LỚP 9
1: Nhận biết và lý giải về PCHT
– Mức tối đa: (2,0 điểm)
+Lời nói của bà đã vi phạm phương châm về chất. (0,5 điểm)
+ Cuộc sống của hai bà cháu gặp muôn vàn khó khăn nhưng bà lại dặn cháu khi viết thư cho bố không được nói như vậy (0,5 điểm)
+ Bà đã nhận hết những lo toan vất vả về mình Bà đã nhận hết những lo toan vất vả về mình ,bà muốn con yên tâm công tác, yên tâm phục vụ cách mạng (0,5điểm)
+ Ở bà sáng ngời lên vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam gàu đức hy sinh, giàu tình yêu thương con cháu, giàu lòng yêu nước (0,5 điểm)
– Mức chưa tối đa:Gv căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,0 điểm hoặc 1,5,điểm 1,0điểm ,0,5 điểm cho phần lý giải của học sinh.
– Mức không đạt: Học sinh không hiểu câu hỏi, không làm bài.
2: Giải thích ý nghĩa của một hình ảnh thơ đặc sắc
– Mức tối đa: (2,0 điểm)
+Tiếng hát cất lên suốt hành trình ra khơi đánh cá thể hiện khí thế hăng say lao động của người dân chài(0,5 điểm)
+Tiếng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: lạc quan, yêu đời, say sưa với công cuộc dựng xây đất nước (0,5 điểm)
+Tiếng ca ngợi cuộc sống mới, thể hiện niềm tự hào về đất nước, quê hương. (0,5 điểm)
+- Việc lặp lại nhiều lần chữ “hát” như vậy góp phần làm nổi bật giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ,tạo nên hình ảnh thơ lãng mạn, tạo nên âm hưởng hào hùng, tạo nên chất thơ, chất nhạc cho tác phẩm (0,5 điểm)
– Mức chưa tối đa:Gv căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,0 điểm hoặc 1,5,điểm 1,0điểm ,0,5 điểm cho phần lý giải của học sinh.
– Mức không đạt: Học sinh không hiểu câu hỏi, không làm bài.
3:
Mức tối đa ( 6 điểm)
Về hình thức: (1,5 điểm)
+ Làm đúng bài văn kể chuyện sáng tạo
+ Câu chuyện được xây dựng dựa trên cốt truyện của truyện “Lặng Lẽ Sa Pa”. Vì vậy yêucầu của bài vừa phải sáng tạo nhưng vừa phải bám sát nội dung cốt truyện để xây dựng câu chuyện hợp lý.
+Cần kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt TS+MT+BC+NL, đối thoại, độc thoại nội tâm…
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
Về nội dung: (4,5 điểm)
Bài làm cần đạt những nội dung chính sau:
+Kể ngôi kể thứ nhất: cô kĩ sư xưng Tôi
+ Tình huống gặp gỡ: trên chuyến xe khách…qua lời giới thiệu của bác lái xe…
+Miêu tả hình dáng, trang phục, diện mạo. giọng nói, nét mặt, ánh mắt của anh thanh niên
+ Kể những công việc và cuộc sống của anh: Làm khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn; Anh yêu công việc, say mê với công việc, chân thành cởi mở với mọi người, sống giản dị khiêm tốn…
+ Miêu tả những cảm xúc Tôi khi nghe anh nói, anh làm….( sử sụng yếu tố miêu tả nội tâm)
+ Kết thúc cuộc gặp gỡ, hình ảnh anh thanh niên để lại trong lòng Tôi nhiều cảm xúc suy tư…
Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên ( Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
——- HẾT ——–