06/06/2017, 14:47

Bài 6: Hợp Chủng Quốc Hoa Kì (Kinh tế)

ĐỊA LÝ 11 BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ TIẾT 2. KINH TẾ 1. Quy mô nền kinh tế Nền kinh tế Hoa Kì đứng đầu thế giới, GDP của Hoa Kì năm 2004 là 11667,5 tỉ USD. 2. Các ngành kỉnh tế 1.1. Dịch vụ Phát triển mạnh (tỉ trọng trong GDP năm 2004 là 79,4%). a) Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất, ...

ĐỊA LÝ 11 BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ TIẾT 2. KINH TẾ 1. Quy mô nền kinh tế Nền kinh tế Hoa Kì đứng đầu thế giới, GDP của Hoa Kì năm 2004 là 11667,5 tỉ USD. 2. Các ngành kỉnh tế 1.1. Dịch vụ Phát triển mạnh (tỉ trọng trong GDP năm 2004 là 79,4%). a) Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn, chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn b) Giao thông vận tải: Hệ thông các loại đường và phương tiện vận ...

ĐỊA LÝ 11 BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Quy mô nền kinh tế

Nền kinh tế Hoa Kì đứng đầu thế giới, GDP của Hoa Kì năm 2004 là 11667,5 tỉ USD.

2. Các ngành kỉnh tế

1.1. Dịch vụ

Phát triển mạnh (tỉ trọng trong GDP năm 2004 là 79,4%).

a) Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn, chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn

b) Giao thông vận tải: Hệ thông các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới. Số sân bay nhiều nhất thế giới. Đường sắt và đường ô tô đều phát triển. Vận tải đường biển và đường ống cũng rất phát triển.

c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:

+ Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính hoạt động thu hút khoảng 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới.

- Thông tin liên lạc rất hiện đại, các vệ tinh và hệ thông định vị toàn cầu cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới.

- Ngành du lịch phát triển mạnh. Doanh thu du lịch đạt giá trị cao (74,5 tỉ năm 2004)

1.2. Công nghiệp

- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu cho Hoa Kì.

- Có 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến: chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu và thu hút trên 40 triệu lao động.

+ Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện và cả điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời....

+ Công nghiệp khai khoáng: đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môlipđen; thứ hai thế giới về vàng, bạc, đồng, chì, than đá và thứ ba về dầu mỏ.

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử....

- Phân bố:

+ Trước đây, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc với các ngành truyền thông như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hoá chất, dệt...

+ Hiện nay, mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương, phát triển mạnh các ngành công nghiệp hiện đại như: hoá dầu, hàng không - vũ trụ, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử - viễn thông.

1.3. Nông nghiệp

- Nền nông nghiệp đứng đầu thế giới. Giá trị nông nghiệp chiếm 0,9% GDP (2004).

- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

- Phân bố: theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.

- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: trang trại.

- Nông nghiệp hàng hoá được hình thành sớm và phát triển mạnh. Các khu vực chủ yếu sản xuất nông sản hàng hoá là miền Nam (bông, mía, lúa gạo, thuốc lá, đỗ tương...), phía nam Ngũ Hồ (lúa mì, ngô, chăn nuôi bò, củ cải đường,...)

- Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu: lúa mì, ngô, đậu tương,...

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Dựa vào bảng 6.3, hãy so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục.

GDP của Hoa Kì chiếm 28,5% của thê' giới, cao gấp 14,8 lần của châu Phi, lớn hơn của châu Á.

2. Dựa vào hình 6.6, hãy trình bày sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì.

- Vùng lâm nghiệp tập trung ở phía tây và một số nơi ở đông nam.

- Vùng trồng lúa mì, ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn tập trung ở trung tâm, phía bắc.

- Vùng trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới ở trung tâm, phía nam; ở Ca-li-phooc-ni-a, duyên hải phía nam, sát vịnh Mê-hi-cô.

- Vùng trồng cây ăn quả và rau xanh ở Ngũ Hồ và ở đông bắc, ở duyên hải phía đông xung quanh thủ đô Oa-sinh-tơn và phía đông Viêc-gi-ni-a, Ca-rô-li-na bắc.

- Vùng trồng lúa mì và chăn nuôi bò ở phía đông.

Nhìn chung, các vùng nông nghiệp của Hoa Kì thường có quy mô lớn, tập trung thành những vành đai phù hợp với điều kiện sinh thái của cây trồng và vật nuôi:

- Phía Bắc là các nông sản ôn đới, phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới.

- Phía Đông là các nông sản ưa ẩm, phía Tây là loại nông sản chịu hạn.

 

 
IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Dựa vào bảng 6.3, vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục.

Gợi ý: Vẽ biểu đồ tròn. Chuyển bảng số liệu tuyệt đối sang bảng tương đối (%), toàn thế giới là 100%.

2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân.

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử....

- Nguyên nhân:

+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.

+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông....

3. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?

- Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía

Đồng là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn).

- Thị trường rộng lớn của nông nghiệp Hoa Kì.

- Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.

 

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Sự phát triển kinh tế của Hoa Kì phụ thuộc rất lớn vào:

A. Mức độ tiêu thụ hàng hoá.

B. Mức độ sử dụng dịch vụ trong nước

C. Mối quan hệ cung cầu.

D. Câu A + B đúng.

Gợi ý:

 

Chọn D

2. Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì?

A. Nền kinh tế thị trường điển hình.

B. Nền kinh tế có tính chuyên môn hoá cao. 

C. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

D. Nền kinh tế có quy mô lớn.

Gợi ý:

 

Chọn C

3. Vùng Đông Bắc của Hoa Kì là nơi tập trung các ngành sản xuất chủ yếu:

A. Luyện kim, chế tạo ô tô.                                              B. Đóng tàu, dệt.

C. Hoá dầu, hàng không vũ trụ.                                       D. Câu A + B đúng.

Gợi ý:

 

Chọn D

4. Cơ cấu công nghiệp thay đổi nhanh với sự tăng mạnh của các ngành:

A. Dệt, gia công đồ nhựa.                                              B. Hàng không, vũ trụ.

C. Điện tử, thông tin.                                                     D. Câu B + C đúng.

 

0