13/01/2018, 21:11

Bài 47,48,49, 50,51,52, 53,54,55, 56 trang 82,83 Toán lớp 6 tập 1: Phép trừ hai số nguyên

Bài 47,48,49, 50,51,52, 53,54,55, 56 trang 82,83 Toán lớp 6 tập 1: Phép trừ hai số nguyên Chương 2 Bài 7 Phép trừ hai số nguyên: bài 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 trang 82 ; Bài 55, 56 trang 82, 83 SGK Toán 6 tập 1. Quy tắc trừ hai số nguyên: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a ...

Bài 47,48,49, 50,51,52, 53,54,55, 56 trang 82,83 Toán lớp 6 tập 1: Phép trừ hai số nguyên

Chương 2 Bài 7 Phép trừ hai số nguyên: bài 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 trang 82; Bài 55, 56 trang 82, 83 SGK Toán 6 tập 1.

Quy tắc trừ hai số nguyên: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.

Như vậy a – b = a + (-b).

Lưu ý: Nếu x = a – b thì x + b = a.

Ngược lại nếu x + b = a thì x = a – b.

Thật vậy, nếu x = a – b thì a = a + [(-b) + b] = [a + (-b)] + b = (a – b) + b = x + b. Ngược lại, nếu x + b = a thì x = x + [b + (-b)] = (x + b) + (-b) = a + (-b) = a – b.

Nhận xét: Trong N phép trừ a cho b chỉ thực hiện được khi a ≥ b.

Nhưng trong Z phép trừ a cho b luôn luôn thực hiện được.

Giải bài 7 Toán 6 sách giáo khoa trang 82, 83

Bài 47. Tính:

2 – 7;              1 – (-2);                (-3) – 4;                (-3) – (-4).

Giải. 2 – 7 = -5;

1 – (-2) = 3;

(-3) – 4 = -7;

(-3) – (-4) = -3 + 4 = 1.


Bài 48. Tính

48. 0 – 7 = ?;               7 – 0 = ?;               a – 0 = ?;                  0 – a = ?.

Giải. 0 – 7 = 0 + (-7) = -7;                             7 – 0 = 7 + (-0) = 7;

a – 0 = a + (-0) = a + 0 = a;                   0 – a = 0 + (-a) = -a.


Bài 49. Điền số thích hợp vào ô trống:

a

-15

0

-a

-2

-(-3)

Điền kết quả tương ứng vào ô trống:

a

-15

2

0

-3

-a

15

-2

0

-(-3)


Bài 50. Dùng các số 2, 9 và các phép toán “+”, “-” điền vào các ô trống trong bảng sau đây để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần:bai-50dap-an-bai-50


Bài 51. Tính:

a) 5 – (7 – 9);                        b) (-3) – (4 – 6).

Thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.

a) 5 – (7-9) = 5 – [7+ (-9)]

=  5 – (-2)

=  5 + 2 = 7

b) (-3) – (4 – 6)

= (-3) – [4 + (-6)]

= (-3) – (-2) = (-3) + 2 = -1


Bài 52. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.

-212 – (-287) = -212 + 287 = 287 – 212 = 75 (tuổi).


Bài 53. Điền số thích hợp vào ô trống:

x

-2

-9

3

0

y

7

-1

8

15

x – y

Các em điên kết quả vào ô trống như bảng dưới đây:

x

-2

-9

3

0

y

7

-1

8

15

x – y

 -9

-8

-5

-15


Bài 54. Tìm số nguyên x, biết:

a) 2 + x = 3;              b) x + 6 = 0;                    c) x + 7 = 1.

HD. a) 2 + x = 3

x =  3 -2

x = 1;

b) x + 6 = 0

x = 0 – 6

x = 0 + (-6)

x = -6

c) x + 7 = 1

x = 1 – 7

x = 1+ (-7)

x = -6.


Bài 55 trang 83 Toán 6 tập 1. Đố vui: Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau:

Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.

Bạn đồng ý với ý kiến của ai ? Vì sao ? Cho ví dụ.

*) Hồng nói đúng.Ví dụ: 2 – (-7) = 2 + 7 = 9

*) Hoa: Sai

*) Lan: Đúng (-7) – (-8) = (-7) + 8 =1


Bài 56. Sử dụng máy tính bỏ túi:

bai-56Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) 169 – 733;                  b) 53 – (-478)              c) -135 – (-1936).

 Học sinh tự bấm. Tham khảo kết quả

a) 169 – 733 = – 564

b) 53 – (-478) = 531

c) – 135 – (-1936) = 1801

0