Đề cương ôn tập thi kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 Toán, Lý, hóa, Văn,Anh
Đề cương ôn tập thi kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 Toán, Lý, hóa, Văn,Anh Tham khảo nội dung đề cương ôn tập thi kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa năm học 2015 -2016 trường THPT Hàn Thuyên TPHCM. 1. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Toán lớp 12: Khảo sát sự biến ...
Đề cương ôn tập thi kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 Toán, Lý, hóa, Văn,Anh
Tham khảo nội dung đề cương ôn tập thi kiểm tra giữa học kì 1 lớp 12 các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa năm học 2015 -2016 trường THPT Hàn Thuyên TPHCM.
1. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Toán lớp 12:
- Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số..
- Biện luận theo m số nghiệm phương trình.
- Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số.
- Tìm m để hai đồ thị hàm số cắt nhau tai 1,2,3.. điểm.
- Tìm tham số m để hàm số đồng biến ,nghịch biến, có cực trị ,..
- Viết phương trình tiếp tuyến.
- Tìm giá trị LN,NN của hàm số.
2. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Lý lớp 12:
A. LÝ THUYẾT:
Cần nắm vững các khái niệm, định nghĩa, tính chất, công thức và ứng dụng
– Chương I: Dao động cơ.
+ Dao động điều hòa.
+ Con lắc lò xo.
+ Con lắc đơn.
+ Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức.
+ Tổng hợp hai dao động điều hòa.
– Chương II: Sóng cơ và sóng âm.
+ Sóng cơ và sự truyền sóng cơ.
+ Giao thoa sóng.
+ Sóng dừng.
B.BÀI TOÁN:
– Các dạng bài tập về dao động cơ.
– Các dạng bài tập về sóng.
Ôn lại các câu trắc nghiệm trong SGK và đề cương của trường
3. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Hóa lớp 12
– Học hai chương I và II
– Làm các câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa và đề cương liên quan đến nội dung học.
– Hình thức kiểm tra trắc nghiệm:
+ 17 câu giáo khoa (chương I: 6 câu; chương II: 11 câu).
+ 13 câu toán (chương I: 3 câu; chương II: 10 câu).
4. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Tiếng Anh lớp 12
I. Vocabulary
– Unit 3,4
II. Grammar
1/ Tenses
2/ Passive voice
3/ Reported speech
III/ Form : WRITING AND multiple choice
5. Đề cương thi giữa học kì 1 Môn Ngữ Văn lớp 12
Phần đọc hiểu:
– Nhận diện: phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận của văn bản.
– Chỉ ra được các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó ở hai mặt nội dung và nghệ thuật
– Chỉ ra nội dung chính (hoặc chủ đề) của văn bản
– Đặt tên cho văn bản
– Viết một đoạn văn ngắn dựa trên sự hiểu biết nội dung văn bản
Nghị luận xã hội:Viết văn bản nghị luận (400 – 600 từ) về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
Nghị luận văn học
Dạng đề yêu cầu: Phân tích, cảm nhận đoạn thơ – tác phẩm.
Bài ôn: Tây Tiến,Việt Bắc
Nguồn: Trường THPT Hàn Thuyên – TPHCM