Bài 44.6* Trang 61 bài tập SBT Hóa 8: A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ...
A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M.. Bài 44.6* Trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8 – Bài 44: Luyện tập chương 6 – Hóa học 8 A là dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 0,5M. a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích ...
A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M.
a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C.
b) Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào vẻ thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M ?
Trả lời
a) Nồng độ moi của dung dịch C:
– Tim số mol H2SO4 có trong 2V dung dịch A :
({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,2 imes 2V} over {1000}} = 0,0004V(mol))
– Tìm số mol H2SO4 có trong 3V dung dịch B :
({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,5 imes 3V} over {1000}} = 0,0015V(mol))
– Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha trộn :
({C_M} = {{1000(0,0004 + 0,0015)V} over {(2 + 3)V}} = 0,38(mol/l))
b) Pha chế dung dịch H2SO4 0,3M
Đặt x (ml) và y (ml) là thể tích các dung dịch axit A và B phải lấy để có dung dịch H2SO4 0,3M.
– Tìm số mol H2SO4 có trong X (ml) dung dịch A là :
({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,2x} over {1000}} = 0,0002x(mol))
– Tìm số mol H2S04 có trong y (ml) dung dịch B là :
({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,5y} over {1000}} = 0,0005y(mol))
Từ công thức tính nồng độ mol, ta có :
(0,3 = {{1000(0,0002x + 0,0005y)} over {x + y}})
Giải phương trình ta có : x = 2y. Nếu y = 1, thì X = 2.
Kết luận : Ta phải trộn 2 thể tích dung dịch axit A với 1 thể tích dung dịch axit B, ta sẽ được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M.