06/06/2017, 14:44

Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

ĐỊA LÍ 8 BÀI 43: GIẢI BÀI TẬP MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 151 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 431. Nêu các loại tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội miền. Trả lời: - Đất: + Đất phù sa ở đông ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 43: GIẢI BÀI TẬP MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 151 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 431. Nêu các loại tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội miền. Trả lời: - Đất: + Đất phù sa ở đông bằng Nam Bộ rộng lớn phì nhiêu, tạo điều kiện "hình thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. + Đất pheralit badan ở các cao nguyên, thích hợp ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 43: GIẢI BÀI TẬP MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

 

I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 151 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 431. Nêu các loại tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội miền.

Trả lời:

- Đất:

+ Đất phù sa ở đông bằng Nam Bộ rộng lớn phì nhiêu, tạo điều kiện "hình thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.

+ Đất pheralit badan ở các cao nguyên, thích hợp cho trồng cây công nghiệp cà phê, cao su,...

- Các dãy núi cao khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ mát.

- Khoáng sản dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nhất nước ta, tập trung ở thềm lục địa và ngoài khơi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, bôxit trữ lượng lớn nhất nước ta, vàng, đá vôi,...

- Tài nguyên biển như các bãi tắm có ý nghĩa phát triển du lịch, sinh vật biển tôm cá và các hải sản khác.

Giải bài tập 2 trang 151 SGK địa lí 8: Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì? Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như Miền Bắc.

Trả lời:

- Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

+ Tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình: Nhiệt độ trung bình năm cao (25 - 27°C) tổng nhiệt độ lớn hơn 9000°c. Mùa khô nóng, kéo dài từ 5- 6 tháng, mưa ít và bốc hơi mạnh dễ gây hạn hán và cháy rừng, mùa mưa lượng mưa tập trung lớn.

+ Biên độ nhiệt độ năm nhỏ, từ 4 - 7°c.

+ Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc rất yếu và chỉ thể hiện trên phạm vi hẹp (khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ) gây ra mưa lớn vào thu đông.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như Miền Bắc vì:

+ Vị trí của miền nám ở khu vực vĩ độ thâp hơn so với miền Bắc. hằng năm nhận được lượng bức xạ lơn hơn.

+ Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc rất yếu và đã bị biền tính nên nền nhiệt độ quanh năm cao biên độ nhiệt năm dao động không đáng kể.

Giải bài tập 3 trang 151 SGK địa lí 8: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long có những nét khác biệt cơ bản nào?

Trả lời:

 

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Vị trí địa lí

Nằm ở phía bắc nước ta, hạ lưu hệ thống sông Hồng.

Năm ở cực nam đất nước, hạ lưư hệ thống sông Mê Công.

Đất đai

Đất phù sa do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Sông ngòi có hệ thống đê bao bọc.

Đất phù sa do hệ thông sông Mê Công bồi đắp, ngoài ra còn có đất nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm diện tích khá lớn.

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Hăng năm chịu ảnh hưởng của bão vào mùa hạ.

Tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa lũ về ngập lụt trên diện tích rộng lớn và mang lại nhiều phù

sa, tôm cá.

Giải bài tập 4 trang 151 SGK địa lí 8: Lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu sau:

Yếu tố tự nhiên

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa chất thủy văn

 

 

 

Khí hậu

 

 

 

Đết-sinh vật

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên

miền

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm

vi

Tả ngạn sông Hồng, gồm khu Việt Bắc, Đống Bắc và đồng bàng Bắc Bộ

Hữu ngạn sông Hồng đến 16°B (dãy Bạch Mã)

Từ 16°B trở xuống

Địa

chất

- Quan hệ với Hoa Nam về cấu trúc kiến tạo. Tân kiến tạo nâng yêu.

- Gió mùa cực xâm nhập mạnh.

- Quan hệ với Vân Nam TQ về cấu trúc địa hình. Tân kiến tạo nâng mạnh.

- Gió mùa cực giảm sút về phía tây và phía nam.

- Khối núi cổ, bề mặt bóc mòn sơn nguyên và các cao nguyên badan.

- Đới rừng gió mùa á xích đạo

Địa

hình

- Hướng vòng cung của địa hình (5 cánh cung)

-     Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m.

- Nhiều đá vôi.

- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng.

- Địa hình núi trung bình và cao.

- Hướng TB-ĐN, nhiều bề mặt sơn, cao nguyên.

- Đồng bằng thu nhỏ, chuyên tiếp từ đồng bằng châu thố sang đồng bằng ven biển.

- Địa khối Kon Tum, sơn nguyên cổ, cao nguyên Cực Nam Trung Bộ.

Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải gồm các cao nguyên badan.

- Đồng bằng ven bit n thu hẹp, đồng băi g Nam Bộ thấp phăng, mở rộng.

Khí hậu - Thuỷ văn

- Mùa đông 3 tháng.

Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa.

- Mạng lưới sông ngòi dày.

Hướng sông TB-ĐN và hướng vòng cung.

- Gió mùa cực suy yêu và biến tính.

- Bắc Trung Bộ có gió Lào, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII - XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-  Sông ngòi hướng TB-ĐN, ở Trung Bộ hướng Tây - Đông. Sông có độ dốc lớn,

- Khí hậu á xích đạo.

- Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và

Tây Nguyên: V-X, XI, ở đồng bàng ven bien: IX-XIL Mùa lũ có hai cực đại: IX và tháng VI.

- Ba hệ thống sông: sông ven biển hướng tây - đông

 

 

nhiều tiềm năng thuỷ điện.

ngắn dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mê Công và hệ sông Đồng Nai.

Đât-

Sinh

vật

- Đai nhiệt đới chân núi < 600m.

- Thành phần loài cây á nhiệt đới Hoa Nam (Dẻ, Re)

Có đủ hệ thống đai cao: Đai nhiệt đới lên tới 700 - 800m, đai rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn alit, dải ôn đới > 2600m. Gồm thành phần loài cây 3 luồng di cư thực vật.

- Đai nhiệt đới chân núi lên 1000m. Thực vật nhiệt đới, xích đạo ưu thế (luồng di cư Inđônêxia - Malaixia, họ Dầu). Nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển xích đạo ẩm.

 

 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

- Các khu, điểm du lịch: khu du lịch sinh thái Đất Mũi (Cà Mau), khu du lịch biền Ba Động (Trà Vinh), khu du lịch Gáo Giồng (Đồng Tháp), khu du lịch văn hóa sinh thái Bảy Núi (An Giang), khu du lịch Mũi Nai (Kiên Giang), khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu), cụm du lịch sinh thái Thới Sơn 1,2,3,4 (Tiền Giang), khu du lịch sinh thái cồn Phụng (Bến Tre), và đáng chú ý là đảo Phú Quôc (Kiên Giang) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động đặc biệt trong đó du lịch được xác định là thế mạnh của đảo.

- Cụm du lịch thành phố Cần Thơ và phụ cận. Đây là cụm du lịch trung tâm có ý nghĩa quan trọng của cả vùng. Cùng với TP. Hồ Chí Minh và Rạch Giá — Phú Quốc, cụm du lịch này đóng vai trò là một cực của tam giác tăng trưởng du lịch trong toàn vùng Nam Bộ (bao gồm cả Đông Nam Bộ). Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm là các di tích đã được xếp hạng ở cần Thơ; các bảo tàng; các miệt vườn; cù lao (Bình Hòa Phước, cồn Âu, Cồn Sơn...); các chợ nối Phụng Hiệp, Cái Răng, Phong Điền, các khu du lịch cồn Cái Khế, cồn Khương.

Các điểm du lịch chủ yếu của cụm du lịch này là cần Thơ có Bến Ninh Kiều (tham quan); Đại học cần Thơ (tham quan); vườn cò Đại Thành, Bằng Lăng; Đình Trần Bình Thủy; Chùa Hội Linh, chùa Ong; tỉnh Vĩnh Long có Cù lao Bình Hòa Phước (tham quan miệt vườn); khu du lịch Trường An (tham quan, vui chơi giải trí); tỉnh Bến Tre có di tích Đồng khởi Mỏ Cày (tham quan); sân chim Ba Tri (tham quan, nghiên cứu); làng cây cảng Cái Mơn (tham quan); cồn Phụng (tham quan miệt vườn, nghĩ dưỡng); tỉnh Sóc Trăng có Bảo tàng Khơ Me (tham quan); Chùa Dơi (tham quan), khu du lịch cồn nổi số 3 Song Phụng, khu du lịch sinh thái ngập mặn Cù Lao Dung, khu du lịch Hồ Bể, lễ hội Óoc-om-boc kết hợp đua ghe Ngo; tỉnh Trà Vinh có Khu du lịch biển Ba Động (nghỉ dường, giải trí), Tân Quy (tham quan miệt vườn), Ao Bà Om (văn hoá, lễ hội dân tộc Khme).

- Cụm du lịch Mỹ Tho và phụ cận. Tài nguyên du lịch của cụm Mỹ Tho và phụ cận cũng là những tài nguyên tiêu biếu của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long như chùa Vĩnh Tràng; cù lao Thới Sơn, Tân Phong; chợ nối Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm, chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong... (Tiền Giang). Các khu du lịch Gò Tháp, Gáo Giồng, xẻo Quýt, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Vườn cò Tháp Mười, Vườn quốc gia Tràm Chim, làng hoa kiểng Sa Đéc... (Đồng Tháp).

- Cụm du lịch Bảy Núi - Rạch Giá và phụ cận. Đây là cụm du lịch có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú nhất, với ba khu du lịch nổi tiếng là Phú Quốc, Núi Sam, Núi Cấm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Rừng quốc gia Ư Minh Thượng, với các hệ sinh thái rừng ngập nước cũng là một tài nguyên du lịch quý giá ở cụm du lịch này. Ngoài ra, ở cụm này còn có các thắng cảnh và bãi biển đẹp ở Hà Tiên với Hòn Phụ Tử nổi tiếng - nơi duy nhất ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống núi đá vôi; với các di chỉ nền văn hóa Óc Eo, các lễ hội ớ An Giang, Kiên Giang...

Các điểm du lịch chủ yếu: quần thể Núi Cấm, Đền Bà Chúa Sứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu du lịch Núi Sam. Điếm du lịch Phú Quốc (Kiên Giang)

- Cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau) và phụ cận. Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm này là các hệ sinh thái rừng ngập mặn Năm Căn, rừng tràm U Minh, các sân chim..

Các điểm du lịch chủ yếu: Cà Mau với hệ sinh thái rừng ngập mặn và những sân chim nổi tiếng như Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi), Ngọc Hiến (Tân Khánh), Đầm Dơi...

- Các tuyến du lịch chủ yếu

+ Tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh — Cần Thơ - Rạch Giá - Hà Tiên — Phú Quốc.

+ Tuyến du lịch Thành phô" Hồ Chí Minh - An Giang - Hà Tiên - Phú Quốc.

+ Tuyến du lịch cần Thơ — TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu

+ Tuyến du lịch Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang

+ Tuyến du lịch cần Thơ - TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Phan Thiết - Nha Trang - Phú Yên - Quy Nhơn

+ Tuyến du lịch Cần Thơ - TP.HỒ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Đồng Xoài - Đà Lạt - Buôn Mê Thuật - Pleiku - Kon Tum...

+ Tuyến du lịch theo đường sông sang Campuchia.

+ Tuyến du lịch theo đường bộ sang Campuchia (TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cao Lảnh - Campuchia).

Ngoài các tuyến du lịch lớn có ý nghĩa quốc gia, ở nội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể phát triển một số tuyên du lịch tiêu biểu như sau: Cần Thơ - Long Xuyên — Núi Sam - Núi Cấm; Cần Thơ - Mỹ Tho - Thới Sơn - Trại rắn Đồng Tâm; cần Thơ - Cao Lãnh - Tràm Chim - xẻo Quý t; Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau; Cần Thơ - Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc...

- Các tuyến du lịch chuyên đề có tuyến du lịch sinh thái miệt vườn sông nước; tuyến du lịch tham quan các sân chim; tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng; tuyến du lịch sinh thái đảo, rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn; tuyến du lịch tham quan các di tích nền văn hóa Chăm, Khơ Me; tuyến du lịch biển và tuyến du lịch kết hợp với hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị (MICE).

 
0