Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
ĐỊA LÍ 9 BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TIẾP THEO 2 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Trình bày được đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ (chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP). - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. II. ...
ĐỊA LÍ 9 BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TIẾP THEO 2 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Trình bày được đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ (chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP). - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. Trả lời: - Tỉ trọng ...
ĐỊA LÍ 9 BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
TIẾP THEO 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
- Trình bày được đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ (chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP).
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
- Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, số máy điện thoại có chiều hướng giảm; tỉ trọng số lượng hàng hoá vận chuyển tăng không đáng kể.
- Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành dịch vụ cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.
2. Dựa vào hình 14.2, hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phô" khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
Trả lời:
đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
3. Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Trả lời:
- Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ, chiếm 50,1% vô"n đầu tư của nước ngoài năm 2003.
- Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì:
+ Đây là vùng kinh tế năng động, kết quả của việc khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội.
+ Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng giữ vai trò quan trọng. Dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng.
4. Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kỉnh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Trả lời:
- Vùng chiếm 35,2% tổng GDP, 54,7% GDP công nghiệp - xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. Các số liệu này nói lên tầm quan trọng đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
III. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 123 SGK địa lí 8: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Trả lời:
- Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ.
- Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.
Giải bài tập 2 trang 123 SGK địa lí 8: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp?
Trả lời:
- Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.
- Đông Nam Bộ, đặc biệt TP. Hồ Chí Minh có dân số đông, mức thu nhập của dân cư cao.
- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.
Giải bài tập 3 trang 123 SGK địa lí 8: Dựa vào bảng 33.4 trang 123 (Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tê trọng điếm của cả nước, năm 2002), hãy vẽ biểu dồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn:
- Vẽ biếu đồ:
+ Tính toán, lập bảng số liệu %:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI BA VÙNG KINH TỂ TRỌNG ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
|
Diện tích |
Dân số |
GDP |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
39,3 |
41,1 |
65,0 |
Ba vùng kinh tế trọng điểm |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
+ Vẽ biếu đồ: cột hoặc tròn. Nếu vẽ biểu đồ cột, có 3 cột ứng với diện tích, dân số, GDP. Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh cột ghi 100%). Trục hoành thể hiện các đại lượng diện tích, dân số, GDP. Nếu vẽ biểu đồ tròn, có 3 hình tròn thể hiện diện tích, dân số, GDP. Trong mỗi hình tròn có nan quạt thế hiện giá trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nhận xét:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích lớn hơn 1/3, dân số chưa đầy 50%, nhưng chiếm đến 65% giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
V. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. So với cả nước (năm 2002), tỉ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hoá ở Đông Nam Bộ là
A. 33,1%. B. 33,2%.
C. 33,3%. D. 33,4%.
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ là
A. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, máy móc thiết bị.
B. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, nguyên liệu cho sản xuất.
C. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ.
D. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, hàng tiêu dùng cao cấp.
3. Điểm nào sau đây không đúng với TP. Hồ Chí Minh?
A. Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của cả nước.
B. Dẫn đầu về hoạt động xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ. c. Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
D. Giàu có tài nguyên khoáng sản nhất ở vùng Đông Nam Bộ.
4. Trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, tỉ trọng của Đông Nam Bộ là
A. 50,1%. B. 50,2%.
C. 50,3%. D. 50,4%.
5. Tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Bình Dương. B. Tây Ninh,
C. Long An. D. Bến Tre.