Bài 30 – Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
Bài 30 – Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc) Hướng dẫn Bài tập 1 a) Trong một câu có kiểu kết hợp “A và B khác" theo logic thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp. Ở đây, thì A (quần áo, giày dép), B (đồ dùng học tập) thuộc ...
Bài 30 – Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
Hướng dẫn
Bài tập 1
a) Trong một câu có kiểu kết hợp “A và B khác" theo logic thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
Ở đây, thì A (quần áo, giày dép), B (đồ dùng học tập) thuộc hai loại khác nhau, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.
Vì vậy có thể chữa lại:
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b) Trong một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng” theo logic thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
Ở đây thì không phải như thế. Vì vậy có thể sửa lại:
– Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
– Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c) Trong một câu có kiểu kết hợp A, B và C (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
Ở đây, Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố không thuộc cùng một trường từ vựng. Lão Hạc, Bước đường cùng là tên tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tên tác giả.
Câu c có thể sửa lại là:
– “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
– Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
d) Trong câu hỏi có tính lựa chọn “A hay B?” chẳng hạn “Anh đi Tiền Giang hay Vĩnh Long’?” thì A và B theo logic không bao giờ là từ có quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B không bao hàm A.
Ở đây A (trí thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm) B (bác sĩ). Có thể sửa lại cho đúng là:
– Em muốn trở thành một người trí thức hay một thủy thủ?
– Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
e) Trước một câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” theo logic thì tương tự như câu d, A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng – hẹp với nhau, nghĩa A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A.
Ở đây, A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo về ngôn từ) trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ.
Có thể sửa lại cho đúng là:
– Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
– Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
– Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g) Trong câu này, các dấu hiệu đặc trưng của hai đối tượng được miêu tả không được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong một phạm trù (cao gầy, mặc áo ca rô).
Có thể sửa lại cho hợp logic là:
– Trên sân ga chỉ còn lại hai người, một người thì cao gầy, còn một người lùn mập.
– Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng trơn, còn một người thì mặc áo ca rô.
h) Ở đây, nên là một quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân quả giữa Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con không hề có mối quan hệ này.
Có thể sửa lại:
– Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
i) Trong câu này, hai vế không phát huy… người xưa và người phụ nữ… nặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu… thì được.
Có thể sửa lại:
– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k) Trong câu, các vế nối với nhau bằng vừa… vừa cũng có tính chất giống như quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng hay, không chỉ mà còn (câu d, c).
Có thể sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn kém về tiền bạc.
Bài tập 2
Học sinh tập phát hiện và chữa lỗi trong lời nói bài viết của mình và của bạn.
Có thể tìm những lỗi diễn đạt (lỗi về logic) trong các bài tập làm văn của mình hoặc của bạn cùng lớp rồi chữa các lỗi đó.
Mai Thu