Bài 31 – Tổng kết phần Văn
Bài 31 – Tổng kết phần Văn Hướng dẫn 1. Bảng thống kê các văn bản văn học đã học từ bài 15 Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông Đập đá ở Côn Lôn Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Thơ bát cú Đường luật Vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế ...
Bài 31 – Tổng kết phần Văn
Hướng dẫn
1. Bảng thống kê các văn bản văn học đã học từ bài 15
Cảm tácvào nhàngục Quảng Đông Đập đá ởCôn Lôn |
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh |
Thơ bát cú
Đường luật |
Vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. |
Muốn |
Tản Đà |
Thơ bát |
Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, thi sĩ muốn thoát li thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông. |
Hai chữnước nhà |
Trần Tuấn Khải |
Thơ song thất lục bát |
Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước qua lời trăng trối với con là Nguyên Trãi của Nguyễn Phi Khanh. |
Nhớ rừng
Ông đồ |
Thế Lữ (1907-1989)
Vũ Đình Liên (1913- |
Thơ tám chữ
Thơ năm chữ |
– Niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù túng, giả dối qua lời con hổ trong vườn Bách thú. – Tình cảnh đáng buồn của ông đồ và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của thi sĩ trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và đang dần vắng bóng. |
Quêhương
Khi con tu hú |
Tế Hanh (1921)
Tố Hữu (1920- 2002) |
Thơ tám chữ
Thơ lục bát
|
– Vẻ đẹp tươi tắn, khỏe khoắn của một làng quê ven biển miền Trung, quê hương tác giả. – Lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục. |
Tức cảnh |
Hồ Chí Minh (1890-1969) |
Thơ tuyệt cú Đường luật |
Niềm lạc quan thật sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. |
Ngắm
|
Hồ Chí Minh (1980- |
Thơ tuyệt cú Đường luật. Bản dịch là thơ lục bát |
Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ. Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng. |
Chiếu |
Lý Thái Tổ (974-1028) |
Nghị |
Khát vọng của nhân dân về một đất nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách. |
Hịch |
Trần Quốc Tuấn (1231?- 1300) |
Nghị |
Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. |
Nước Đại Việt ta |
Nguyễn |
Nghị luận trung đại |
Lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV. |
Bàn luận về phép học |
Nguyễn |
Nghị |
Mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh. |
Thuế |
Nguyễn Ái Quốc (1890- 1969) |
Nghị |
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo dùng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp. |
Đi bộ ngao du |
Ru-xô |
Nghị |
Muốn ngao du cần phải đi bộ. |
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục |
Mô-li-e |
Kịch |
Tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang. |
2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “Thơ mới”? chúng “mới” ở chỗ nào? Hãy chép lại những câu thơ em thích nhất, cho là hay nhất trong 4 bài thơ kể trên.
– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là một thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ điển với số câu, số chữ được hạn định, với luật bằng trắc, phép đối, phép gieo vần rất chặt chẽ. Ở lớp 7, chúng ta đã làm quen với các bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến… thuộc thể thơ này. Còn các bài 18, 19 Nhớ rừng của Thế Lữ, Quê hương của Tế Hanh thì khác hẳn về mặt hình thức nghệ thuật, các bài thơ sau linh hoạt, phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Các bài thơ này tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc: số chữ trong các câu bằng nhau (Nhớ rừng và Quê hương là thơ tám chữ; Ông đồ là thơ năm chữ) và đều có vần (vần liên tiếp hoặc vần gián cách), có nhịp điệu. Ba bài thơ này thuộc Thơ mới. Thơ mới cũng có luật lệ, quy tắc nhất định nhưng không quá gò bó khuôn khổ chặt chẽ như thơ cũ – thơ Đường luật. Hình thức của Thơ mới rõ ràng là linh hoạt, tự do hơn. Số câu trong bài không hạn định. Lời thơ gần gũi với lời nói tường thuật. Không có tính ước lệ và không công thức khuôn sáo, do đó cảm xúc của nhà thơ được phát biểu chân thực. Gọi tên là Thơ mới là vì vậy.
Thơ mới còn dùng để gọi tên cả một phong trào thơ lãng mạn bột phát trong những năm 1932-1933 chấm dứt năm 1945 với tên tuổi của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…
Mai Thu