Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn ? So sánh với thế kỉ XVIII Trả lời: - Đời sống nhân dân : + Do sự hoành hành, ức hiếp của quan lại, cường hào địa chủ đã làm cho cuộc sống của nhân dân hết sức khổ cực. Thêm vào đó việc bắt dân đi lao dịch xây dựng kinh thành, ...
Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn ? So sánh với thế kỉ XVIII
Trả lời:
- Đời sống nhân dân :
+ Do sự hoành hành, ức hiếp của quan lại, cường hào địa chủ đã làm cho cuộc sống của nhân dân hết sức khổ cực. Thêm vào đó việc bắt dân đi lao dịch xây dựng kinh thành, cung điện... đã làm cho sức dân kiệt quệ.
+ Do thiên tai, lũ lụt nên mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, có những trận lụt, bệnh dịch đã làm hàng nghìn, hàng vạn người chết.
-->Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác ?
Trả lơi:
So sánh với những triều đại trước:
- Quy mô lớn nhất: Số lượng nhiều nhất (hơn 400 cuộc lớn, nhỏ), địa bàn từ Bắc (Nông Văn Vân, Cao Bá Quát...) vào Nam (Lê Văn Khôi) rộng nhất. Lực lượng tham gia đông đảo.
- Lực lượng tham gia và mục đích:
Mục đích chung là lật đổ triều đình phong kiến. Nhưng ở thời Nguyễn, có nhiều lực lượng tham gia nên mỗi lực lượng lại có mục đích riêng (nông dân, nho sĩ, tướng lĩnh)
Lực lượng phong phú, đông đảo hơn các triều đại trước.
So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII
Trả lời:
- Giống nhau :
+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.
+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt.
- Khác nhau :
Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê — Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó.
Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn ?
Trả lời:
- Nhà Nguyễn đã không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại. "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".
- Ở nông thôn, địa chủ cường hào ra sức hoành hành, ức hiếp nhân dân, như lời tâu của Nguyễn Công Trứ với vua : "Cái hại quan là 1,2 phần, còn cái hại cường hào đến 8,9 phần".
- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Có năm bão lụt lớn làm đổ hàng vạn nhà dân, hàng nghìn người chết. Có năm nạn dịch lan tràn làm hàng chục nghìn người chết.
Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.
Trả lời:
- Đặc điểm của phong trào :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
- So sánh và ý nghĩa :
+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia.
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.
Zaidap.com