24/04/2018, 00:25

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp ? Trả lời: Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, ...

Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Trả lời:

Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.

Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia tăng. Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai phá. Nhiều xóm làng mới được thành lập. Các vua Tiền Lê, Lê hằng năm làm lễ cày ruộng để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang, thành lập điền trang. Đại Việt đương thời thường xuyên bị nạn lụt đe doạ, gây nhiều khó khăn. Nhà Lý chú trọng cho dân xây dựng những con đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.


Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội ?

Trả lời:

Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định. Thời Lê sơ, nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Các vua Lê cung cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điều phân chia ruộng công ở các làng xã.

Ngoài việc trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối, nhãn, vải... cùng một  số cây công nghiệp như bông, dâu...

Nhiều vườn rau được hình thành xung quanh các khu đông dân. Mùa màng tốt tươi, nhân dân đủ ăn, đủ mặc, 


Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp ?

Trả lời:

- Đời sống được cải thiện hơn. 
- Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp luôn là những sản phẩm có giá trị về cả vật chất và tinh thần. 
- Nhiều ngành nghề vẫn còn đến ngày nay. 
- Cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, đem lại lợi nhuận.


Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời ?

Trả lời:

Hiện nay, thủ công nghiệp ở nước ta chủ yếu phát triển dưới dạng các hộ gia đình phát triển để phục vụ cho việc xuất khẩu. Các sản phẩm thường có hình thưc đẹp mắt,mẫu mã đa dạng.
Ngoài ra, còn có hình thức thủ công là nghề phụ để phục vụ cho thời kỳ nhàn rỗi. Nhìn chung thủ công nghiệp có quy mô nhỏ và phát triển với mục đích duy trì nghề cổ truyền nhưng đem lại thu nhập cao.
  

Em nghĩ thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X - XV ?

Trả lời:

-  Những năm 60 của TK XV thì Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương thì chức tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua tiếp tục nắm quyền hành, dưới là 6 bộ, Ngự sử đài và Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti, dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. Người đứng đầu xã là Xã trưởng, do dân bầu.

-  Về kinh tế thì trong thời kì này thì có sự chuyển biến hoàn tòan mới, với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, nhân dân ta đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên do sự chi phối của nhưng quan hệ sản xuất phong kiến và các giai cấp thống trị nên xã hội ngày càng phân hóa.


Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV ?

Trả lời:

Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV :

—    Do đất nước độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

—    Về phía nhân dân : đã ra sức khai phá đất khoang, mở rộng ruộng đồng các vùng châu thổ ở các sông lớn và vùng ven biến được khai phá, nhiều xóm làng mới được thành lập.

-    Về phía nhà nước : có nhiều chính sách, biện pháp để mở rộng diện tích và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

+ Các vua Đinh, Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước khuyến khích các quý tộc, vương hầu bỏ tiền ra để mộ dung đi khai hoang, thành lập các điền trang (nhà Trần). Thực hiện chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy (nhà Lê sơ)...

+ Nhà nước chú trọng đến việc đắp đê, làm thuỷ lợi, bảo vệ trâu bò để phục vụ nông nghiệp.


Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.

Trả lời:

Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ,  ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đỗ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá... được đem trao đổi ở nhiều nơi. Người thợ gốm còn sản xuất các loại gạch có trang trí hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.

Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) v.v... Tuy nhiên, nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.

Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Hồ, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng được thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.


Sự phân hoá xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì ?

Trả lời:

Sự phân hoá xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả :

- Giai cấp thống trị ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu với những điền trang rộng lớn của các quý tộc nhà Trần. Vua quan ngày càng ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống của nhân dân.

-  Cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực, phải bán ruộng đất và con cái làm nô tì. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.

-  Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Trần đã nổ ra mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIV, đẩy nhà Trần đến chỗ suy vong.

Zaidap.com

0