Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Câu 1 trang 67 SGK Công nghệ 10 Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ. Trả lời: - Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng (thay đổi số lượng) và phát dục (thay đổi về chất ...

Câu 1 trang 67 SGK Công nghệ 10

Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ.

Trả lời:

-  Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng (thay đổi số lượng) và phát dục (thay đổi về chất lượng).

- Cơ chế của sự sinh trưởng là tế bào mới được sinh thêm từ tế bào phân sinh. Ví dụ tế bào sinh xương sinh ra tế bào xương, mặt khác tế bào có quá trình tích lũy và lớn lên, làm cho các cơ quan lớn lên, dài ra và nặng thêm.

- Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi, bắt đầu từ lúc hình thành phôi thai đã phân hoá để tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan của con vật. Tiếp theo là quá trình hoàn thiện cấu tạo thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lí.

Ví dụ:

Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ (dạ dày nghé). Từ lúc mới sinh ra cho tới thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ là quá trình sinh trưởng.


Câu 2 trang 67 SGK Công nghệ 10

Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?

Trả lời:

Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi luôn tuân theo các quy luật riêng của nó.

Với vật nuôi nói chung (cả gia súc và gia cầm) đều tuân theo 3 quy luật:

- Quy luật phát triển theo giai đoạn.

- Quy luật phát triển không đồng đều.

- Quy luật phát triển theo chu kì.


Câu 3 trang 67 SGK Công nghệ 10

Vì sao cần phải biết các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Trả lời:

 Cần phải biết các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi vì:

- Năng suất chăn nuôi = Giống (yếu tố di truyền) + Yếu tố ngoại cảnh (thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc).

Muốn chăn nuôi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao phải biết rõ quy luật sinh trưởng, phát dục để có kế hoạch, kĩ thuật, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, và chế đô thức ăn... hợp lí. Xác định thời gian khai thác: sinh sản, cày kéo cho hiệu suất cao, xác định thời gian giết thịt cho khối lượng, chất lượng cao nhưng lại tiêu tốn ít thức ăn...


Câu 4 trang 67 SGK Công nghệ 10

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

Trả lời

Yếu tố bên trong cơ thể con vật:

Yếu tố di truyền: Tính di truyền giống vật nuôi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể con vật, đặc biệt là các bô phận, các cơ quan liên quan đến hướng sản xuất, đến sức sản xuất của con vật.

Ví dụ: bò sữa, trâu sữa cao sản, bầu vú phải rất phát triển, bò cày kéo thì cơ thể chắc khoẻ, chân to, vững chắc. Gà thịt to béo, gà hướng trứng lại có tầm vóc nhỏ nhắn, thân dài, chân cao, mất hẳn bản năng ấp trứng và nuôi con.

- Yếu tố ngoại cảnh: Đó là các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể con vật, đó chính là môi trường sống của vật nuôi, như: khí hậu địa phương, nhiệt đô chuồng trại, đô thoáng khí, mức đô chiếu sáng hàng ngày, vệ sinh chuồng trại.

Yếu tố quan trọng nữa là thức ăn. Giống tốt mà thức ăn không đủ dinh dưỡng thì vật nuôi không thể phát triển tốt được. Vật nuôi nhập ngoại thường cho năng suất cao nhưng thức ăn phải đủ dinh dưỡng và cân đối các thành phần: prôtêin, chất béo, chất bột, khoáng và vitamin. Vật nuôi là giống địa phương thì chịu kham khổ, ăn được các loại thức ăn tận dụng, chất lượng kém. Vì vậy, năng suất thường thấp kém, hiệu quả chăn nuôi không cao.

Quản lí, chăm sóc con vật đòi hỏi phải tuân thủ nhiều khâu kĩ thuật. Tất nhiên gia súc, gia cầm được chăm sóc chu đáo, ăn đủ dinh dưỡng, chế' độ vận động, nghỉ ngơi hợp lí, chắc chắn sẽ sinh trưởng, phát dục tốt hơn một con vật nuôi sống trong điều kiện đói, rét.

 

Zaidap.com

0