Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Câu 1 trang 35 SGK Công nghệ 10 Nêu tính chất chính của đất mặn và các biện pháp cải tạo. Trả lời: - Đất mặn là đất có chứa nhiều cation Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. _ Các tính chất của đất mặn: + Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao: 50-60% ...

Câu 1 trang 35 SGK Công nghệ 10

Nêu tính chất chính của đất mặn và các biện pháp cải tạo.

Trả lời:

- Đất mặn là đất có chứa nhiều cation Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất.

_ Các tính chất của đất mặn:

+ Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao: 50-60%

+ Có nhiều muối tan NaCl, Na2SO4

+ Phản ứng: Trung tính hoặc kiềm yêu

+ Nghèo mùn, nghèo đạm

+ Vi sinh vật hoạt động yếu

_ Các biện pháp cải tạo:

+ Biện pháp thủy lợi

+ Biện pháp bón vôi

+ Biện pháp trồng cây chịu mặn


Câu 2 trang 35 SGK Công nghệ 10

Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo.

Trả lời:

- Đất phèn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển, có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Khi phân huỷ trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh kết hợp với sắt trong phù sa tạo thành hợp chất pirit FeS2.

_ Tính chất của đất phèn:

+ Thành phần cơ giới: nặng

+ Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nứt nẻ

+ Độ chua: cao pH < 4

+ Chất độc hai: Al3+, Fe3+, CH4, H2S

+ Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm

+ Hoạt đông vi sinh vật rất kém

_ Các biện pháp cải tạo:

Bón phân hữu cơ

+ Xây dựng hê thống tươi tiêu hợp lí

+ Bón vôi

+ Cây sâu, phơi ải, lên liếp, xây dựng hê thống tưới tiêu: rửa phèn

+ Bón phân hữu cơ, phân đạm, phân vi lượng

 




Câu 3 trang 35 SGK Công nghệ 10

Nêu các biện pháp dùng để cải tạo đất mặn, đất phèn ở địa phương em (nếu có)

Trả lời:

Quê em là vùng đất mặn và có các biện pháp cải tạo sau:

Đắp đê biển 

+ Xây dựng kênh, mương

+ Bón vôi, tháo nước ngọt để rửa mặn, bổ sung các chất hữu cơ,...

_ Trồng cây ngập mặn

Zaidap.com

0