25/04/2018, 21:44

Bài 2 trang 75 SGK Hóa 10 Nâng cao: Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử...

Bài 17: Liên kết cộng hóa trị – Bài 2 trang 75 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử tử (C{H_4}) , giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử ({H_2}O), giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân ...

Bài 17: Liên kết cộng hóa trị – Bài 2 trang 75 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử

tử (C{H_4}) , giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử ({H_2}O), giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử ({H_2}S).

Giải

– Trong phân tử (C{H_4}), nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử (C{H_4}) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

– Trong phân tử ({H_2}O), nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử ({H_2}O) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

– Trong phân tử ({H_2}S), nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử ({H_2}S) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

0