Bài 2: Ấn Độ - SBT
Bài tập 1 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 1 . Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ vào ngày A. 1-1-1787. C. 1-1-1877. C. 1-11-1877 ...
Bài tập 1 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ vào ngày
A. 1-1-1787. C. 1-1-1877.
C. 1-11-1877 D. 10-1-188
Trả lời: B
2. Đảng Quốc đại là chính đảng của
A. giai cấp công nhân Ấn Độ. C. giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. giai cấp tư sản Ấn Độ D. Cả ba ý trên đều sai
Trả lời: C
3. Đảng Quốc đại thành lập năm
A. 1880 B.1885
C.1905 D.1908
Trả lời: B
Bài tập 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy nối ý ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.
1. Đến giữa thế kỉ XIX |
|
a) Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ; thực hiện chính sách "chia để trị", mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. |
2. Về kinh tế |
b) Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. |
|
3. Về chính trị, xã hội |
c) Thực dân Anh đẩy mạnh công cuộc khai thác Ấn Độ, tăng cường vơ vét lương thực, tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt. |
Trả lời:
1- b
2- c
3- a
Bài tập 3 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp.
Trả lời:
Bài tập 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4
Trình bày những chủ trương của Đảng Quốc đại và của phái dân chủ cấp tiến đối với thực dân Anh.
- Đảng Quốc đại:
- Phái dân chủ cấp tiến :
Trả lời:
Những chủ trương của Đảng Quốc đại và của phái dân chủ cấp tiến đối với thực dân Anh.
- Đảng Quốc đại:
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).
- Phái dân chủ cấp tiến :
Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản độ thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.
Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.
Bài tập 5 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5
Hãy ghi lại những hiểu biết của em về B. Ti-lắc - người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại.
Trả lời:
Bal Gangadhar Tilak (1856-1920) là anh hùng dân tộc Ấn Độ, nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại ấn Độ, một học giả, một triết gia về truyền thống dân tộc cổ Ấn Độ. Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.
Bal Gangadhar Tilak sinh ra trong một gia đình trí thức Bà La Môn ở bang Maharastra (vùng ven biển miền Tây Âu). Từ thuở nhỏ, Tilak đã cảm nhận truyền thống dân tộc Maratha và có tinh thần yêu nước nồng nàn. Năm 1880, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông từ chối làm quan chức trong chính quyền thực dân, mà cùng với bạn mở trường tư thục ở Poana, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần độc lập dân tộc. Ngoài ra, ông còn đứng ra thành lập tờ báo Sư tử bằng tiếng dân tộc Marathi và tờ Maratha bằng tiếng Anh để tuyên truyền nền văn hóa dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, đả kích nền thống trị của thực dân Anh. Năm 1885, ông tham gia Đảng Quốc đại và trở thành lãnh tụ nhóm cấp tiến phái tả của Đảng đó.
Phương pháp cách mạng của ông không phù hợp với phái ôn hòa trong Đảng Quốc đại, ông bị khai trừ khỏi Đảng. Năm 1908, thực dân Anh một lần nữa lại kiếm cớ bắt giam ông, xử ông 6 năm khổ sai và đày sang Manđalay (Mianma). Trước tòa án, Tilak là người đã tố cáo đanh thép và lên án tội ác của chính quyền thực dân. Nhân dân khắp nơi sôi sục phản đối bản án. Trong nhà tù, Tilak viết sách về triết học truyền thống của Ấn Độ để bày tỏ lòng quyết tâm đối với cách mạng. Sau khi được trả tự do (1914), ông lại tiếp tục đấu tranh. Năm 1916, ông thành lập Liên đoàn tự trị. Ông mất ở Bombay năm 1920.
Bài tập 6 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Hãy nêu những chính sách, thủ đoạn của thực dân Anh và biện pháp đấu tranh mà nhân dân Ấn Độ thực hiện trong những năm 1905 - 1908.
- Thực dân Anh :
- Nhân dân Ấn Độ :
Trả lời:
- Thực dân Anh:
Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Nhân dân Ấn Độ:
+ Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.
+ Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
=>Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
Bài tập 7 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 7: Nêu ý nghĩa phong trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ.
Trả lời:
Ý nghĩa phong trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ là:
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ
- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX.
Zaidap.com