Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) - SBT
Bài tập 1 trang 81, 82 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ trong hoàn cảnh A. quân Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương. B. quân Trung Hoa Dân quốc câu kết ...
Bài tập 1 trang 81, 82 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ trong hoàn cảnh
A. quân Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương.
B. quân Trung Hoa Dân quốc câu kết với quản Pháp tiến hành đàn áp cách mạng Đông Dương.
C. thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ.
D. thực dân Pháp có những hành động phá hoại trắng trợn sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946) với Chính phủ ta.
2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ xuất phát từ lí do chủ yếu là:
A. thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước kí với Chính phủ ta.
B. thực dân Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.
C. chúng ta muốn nhanh chóng có hoà bình để xây dựng đất nướC.
D. nến độc lập, chủ quyến của dân tộc ta bị đe doạ nghiêm trọng.
3. Văn kiện lịch sử quan trọng nói vế đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là:
A. Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam.
B. Đề cương văn hoá Việt Nam.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Vấn đế dân cày.
4. Ý không phản ánh đúng âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông 1947 là:
A. phá căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tièu diệt bộ đội chủ lực của ta.
B. giành thắng lợi quản sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. ngăn chặn con đường liên lạc, sự chi viện của quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
D. cô lập căn cứ địa Việt BắC.
5. Ý không phản ánh đúng kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu - đỏng năm 1947:
A. là cuộc phản công lớn đầu tiên của quàn ta giành thắng lợi.
B. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quản đội ta.
C. đánh bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang "đánh lâu dài" với ta.
D. quân ta giành được quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ
6. Ý không phản ánh đúng mục tiêu của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:
A. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B. mở đường liên lạc với cách mạng Trung Quốc và thê' giới dân chủ.
C. giam chân địch ở vùng rừng núi, tạo điéu kiện cho quân ta mở các đạt tấn công lớn ở vùng đổng bằng.
D. mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên.
7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 :
A. là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi
B. chứng tỏ sụ trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. C. chứng minh sự vững chắc của căn củ địa Việt BắC.
D. quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Trả lời:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
D |
B |
C |
B |
D |
C |
D |
Bài tập 2 trang 82, 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô □ trước câu sai
1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng.
2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp được bắt đầu bằng các cuộc chiến đấu ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
3. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 kết thúc, Khu giải phóng Việt Bắc được an toàn, biên giới giữa nước ta và Trung Quốc được khai thông.
4. Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
5. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt (6 -1948).
6. Mĩ từng bước can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương thông qua hế hoạch Rơve.
7. Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cú địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Trả lời:
Đ |
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng. |
S |
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp được bắt đầu bằng các cuộc chiến đấu ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. |
S |
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 kết thúc, Khu giải phóng Việt Bắc được an toàn, biên giới giữa nước ta và Trung Quốc được khai thông. |
Đ |
Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. |
S |
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt (6 -1948). |
Đ |
Mĩ từng bước can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương thông qua hế hoạch Rơve. |
Đ |
Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cú địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. |
Bài tập 3 trang 83, 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy ghép thời gian với sự kiện lịch sử trong các bảng dưới đây cho phù hợp.
Bảng 1. Những diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Ngày 7-10-1947, 2. Ngày 9-10-1947, 3. Ngày 30-10-1947, 4. Ngày 19-12- 1947, |
a) Pháp huy động 12 000 quản và hầu hết máy bay ở Đông Dương tấn công lên Việt BắC. b) đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt BắC. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 kết thúc, thắng lợi thuộc về ta. c) quân ta phục kích và thắng lớn ở Bông Lau. |
Trả lời:
1-a
2- (trống)
3-c
4-b
Bảng 2. Một số hoạt động vể chính trị của ta nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Tháng 6- 1948, 2. Đầu năm 1949, 3. Tháng 6- 1949, 4. Ngày 1 - 10-1949, |
a) Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức. b) Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua yêu nước toàn quốc. c) Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. |
Trả lời:
1-b
2-c
3-a
4-(trống)
Bảng 3: Diễn biến chính của chiến dịch Biên giời thu đông 1950
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Ngày 16-9-1950, 2. Ngày 8-10-1950, 3. Ngày 22- 10- 1950, |
a) địch rút chạy khỏi Thất Khê. b) quân ta nổ súng tấn công địch ở vị trí Đông Khê. c) quân Pháp buộc phải rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn d) địch rút chạy khỏi Đường số 4. |
Trả lời:
1-b
2-c
3-d
Bảng 4. Một số sự kiện lớn từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến khi kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Ngày 19-12- 1946, 2. Ngày 17-2- 1947, 3. Ngày 19- 12-1947, 4. Ngày 14-1 -1950, 5. Ngày 16-9- 1950, 6. Ngày 4- 11 - 1950, |
a) chiến dịch Việt Bắc kết thúc. b) quân ta tiến công Đông Khê, mở đầu chiến dịch Biên giới. c) cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu. d) quân ta rút khỏi Hà Nội, trở lại căn cứ hậu phương an toàn. e) Chủ tịch Hổ Chí Minh tuyên bố Việt Nam sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. |
Trả lời:
1-c
2-d
3-a
4-e
5-b
6-(trống)
Bài tập 4 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền những nội dung cho phù hợp vào chỗ chấm (...) trong bảng dưới đây vế cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Ngày 19-12-1946 |
|
2. Ngày 17-2-1947 |
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
1. Ngày 19-12-1946 |
cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch. |
2. Ngày 17-2-1947 |
Sau hai tháng chiến đấu kiên cường. Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn. |
Bài tập 5 trang 85 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Chứng minh tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1954).
Trả lời:
a. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa, vì:
+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
+ Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.
+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như : ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân độ Nhật, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, chấp nhận cho chúng một quyền lợi nữa…nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
+ Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
b. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đáhh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trong các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947)
Bài tập 6 trang 85 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Trả lời:
*Kết quả
- Sau hơn một tháng, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi
- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch Giải phóng biên giới Việt - Trung với 35 vạn dân, khai thông con đường nối nước ta với các nước XHCN.
- Chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của Pháp, phá vỡ thế bao vây của Pháp.
- Kế hoạch Rơ-ve phá sản.
* Ý nghĩa
- Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
- Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.
- Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:
+ Quân đội trưởng thành,
+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.
Zaidap.com