Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng gì đáng chú ý? Trả lời: Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý: - Từ năm 1918 đến năm 1919 là thời kì phát triển ; từ năm 1919 đến ...
Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng gì đáng chú ý?
Trả lời:
Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý:
- Từ năm 1918 đến năm 1919 là thời kì phát triển ; từ năm 1919 đến năm 1923 là thời kì khủng hoảng.
- Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân đói khổ.
- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh.
- Những biểu hiện của sự phát triển và khủng hoảng (trong SGK) rồi giải thích nguyên nhân tại sao.
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929 có những điểm gì nổi bật?
Trả lời:
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929 có những điểm nổi bật:
- Kinh tế phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.
- Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh lên cao, phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản năm 1922.
- Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tích cực, nhưng cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
Trả lời:
Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.
Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.
Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
Trả lời:
Theo biện luận của chính phủ Nhật Bản thì họ nói là họ đánh chiếm Trung Quốc và các nước Á châu khác mục đích là đánh đuổi thực dân Âu-Mỹ ra khỏi châu Á, còn các nước phương Tây thì cho rằng người Nhật cũng như Đức muốn tranh dành thuộc địa để vơ vét tài nguyên cung cấp cho công nghiệp nước họ. Còn người dân các nước Á châu thì nói là Nhật bản muốn khống chế Á châu.
Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức. Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.
Phong trào lan rộng , lôi cuốn đông đảo binh lính và sĩ quan Nhật tham gia. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.
Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 - 1939.
Trả lời:
- Giai đoạn 1918 - 1929: thời kì phát triển xen lẫn suy thoái. Cụ thể:
+ Những năm 1918 - 1919: phát triển.
+ Những năm 1919 - 1923: khủng hoảng.
+ Những năm 1924 - 1927: ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.
+ Những năm 1927 - 1929: khủng hoảng.
- Giai đoạn 1929 - 1933: thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.
Quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và gây chiến tranh bành trướng ra bên ngoài.
- Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
Zaidap.com