05/06/2017, 10:48

Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

SINH HỌC 6 BÀI 13: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1: Để một cây có cành lên bàn, quan sát, đối chiếu với H.13.1, hãy xác định: - Thân mang những bộ phận nào? - Những điểm giống nhau giữa thân và cành? - Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành? - Vị trí của chồi ...

SINH HỌC 6 BÀI 13: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1: Để một cây có cành lên bàn, quan sát, đối chiếu với H.13.1, hãy xác định: - Thân mang những bộ phận nào? - Những điểm giống nhau giữa thân và cành? - Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành? - Vị trí của chồi nách? - Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây? Xem H.13.2 trả lời củu hỏi: - Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá? ...

SINH HỌC 6 BÀI 13: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh mục 1: Để một cây có cành lên bàn, quan sát, đối chiếu với H.13.1, hãy xác định:

- Thân mang những bộ phận nào?

- Những điểm giống nhau giữa thân và cành?

- Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành?

- Vị trí của chồi nách?

- Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

Xem H.13.2 trả lời củu hỏi:

- Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?

- Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?

Trả lời

- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Ở ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách.

- Chồi nách gồm hai loại: chồi hoa và chổi lá.

- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.

- Chồi ngọn: nằm ở ngọn thân chính và đáu cành. Đỉnh chồi ngọn là mô phân sinh, giúp cho thân cây dài ra.

- Chồi nách: nằm ở kẽ lá (nách lá). Đỉnh chồi nách là mô phủn sinh, giúp cho cành cây dài ra.

Chồi nách gồm 2 loại: chồi hoa và chồi lá .

Chồi lá phát triển thành cành mang lá.

Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.

Ở chồi lá và chồi hoa đều có mầm lá bao bọc, nhưng trong chồi lá là mô phân sinh, sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa lá mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.

2. Lệnh mục 2

Hãy hoàn thiện bảng dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp, ghi thêm các cây mà các em đã quan sát được.

STT

Tên cây

Thân đứng

Thân leo

Thân

thân gỗ

thân cột

thân cỏ

thân quấn

tua cuốn

1

 Cây đậu ván

 

 

 

 

 

 

2

 Cây nhàn

 

 

 

 

 

 

3

 Cây rau má

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

STT

Tên cây

Thân đứng

Thân leo

Thân

thân gỗ

thân cột

thân cỏ

thân quấn

tua cuốn

1

 Cây đậu ván

 

 

 

X

 

 

2

 Cây nhãn

X

 

 

 

 

 

3

 Cây rau má

 

 

 

 

 

X

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 45 SGK sinh học 6: Thân cây gồm những bô phận nào?

Trả lời

Thân cây gồm:

- Thân chính: mỗi cây thường có một thân chính, có hướng thẳng đứng.

Thân chính có hình trụ (mít, xoài, ổi) cũng có cây hình 3 cạnh (cây xương rồng ta) hay 4 cạnh (tía tô, bạc hà). Trên thân có các thân phụ là các cành.

- Cành: cành và thân đều gồm những bộ phận giống nhau (nên cành còn gọi là thân phụ).

Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân và cành có lá, ở kẽ lá là chồi nách.

- Chồi ngọn: nằm ở ngọn thân chính và đầu cành. Đỉnh chổi ngọn là mô phân sinh, giúp cho thân cây dài ra.

- Chồi nách: nằm ở kẽ lá (nách lá). Đỉnh chồi nách là mô phân sinh, giúp cho cành cây dài ra.

Chồi nách gồm 2 loại: chồi hoa và chồi lá .

Chồi lá phát triển thành cành mang lá.

Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. 362037289295-680140915183

Giải bài tập 2 trang 45 SGK sinh học 6: Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?

Trả lời

Ở chồi lá và chồi hoa đều có mầm lá bao bọc, nhưng trong chồi lá là mô phân sinh, sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa lá mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa

Giải bài tập 3 trang 45 SGK sinh học 6:  Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó.

Trả lời

Các loại thân: tùy theo vị trí của thân trên mặt đất mà chia thân làm 3 loại:

- Thân đứng có ba dạng:

+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành 

+ Thân cột: cứng, cao, không cành.

+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.

- Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn,...

- Thân bò: mếm yếu, bò lan sát đất.

Ví dụ:

+ Thân đứng có 3 dạng:

* Thân gỗ: cứng, cao, có cành (bưởi, ổi, cao su, bạch đàn, lim...)

* Thân cột: cứng, cao, không cành (dừa, cau... )

* Thân cỏ: mềm, yếu, tháp (đậu, rau cải, lúa, ngô, cỏ ...)

+ Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn (mồng tơi, bìm bìm, đậu ván, dây bàm bàm...), bằng tua cuốn (bầu, bí, mướp, đậu Hà Lan, cây chanh leo...).

+ Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất (rau má, dưa hấu, dâu tây, chua me đất, rau muống...)

0