Bài 12: Hô hấp ở thực vật
SINH HỌC 11 BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I. GỌI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHÂN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ♦ Quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi sau: - Vi sao nước vôi trong Ống nghiệm hên phủi hình chứa hạt nảy mầm (hình 12.1 A) bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động? - Giọt ...
SINH HỌC 11 BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I. GỌI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHÂN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ♦ Quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi sau: - Vi sao nước vôi trong Ống nghiệm hên phủi hình chứa hạt nảy mầm (hình 12.1 A) bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động? - Giọt nước màu trong Ống mao dẫn di chuyến về phía trái (hình 12.1 B) cỏ phải do hụt nảy mầm hô hấp hút O2 không, vì sao? - Nhiệt kế trong hình (hình 12.1 C) chỉ nhiệt độ cao ...
SINH HỌC 11 BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. GỌI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
A. PHÂN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
♦ Quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Vi sao nước vôi trong Ống nghiệm hên phủi hình chứa hạt nảy mầm (hình 12.1 A) bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động?
- Giọt nước màu trong Ống mao dẫn di chuyến về phía trái (hình 12.1 B) cỏ phải do hụt nảy mầm hô hấp hút O2 không, vì sao?
- Nhiệt kế trong hình (hình 12.1 C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài hình chứng thực điều gì?
Trả lời:
- Nước vôi trong hình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm họat động là do hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều đó chứng tỏ rằng hạt đang nảy mầm hô hấp giải phóng ra CO2
- Đúng, giọt nước màu di chuyển sang phía bôn trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giam vì ôxi dã dược hạt đang nẩy mầm hô hấp hút.
- Nhiệt kế trong bình (hình 12.1C) chí nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bôn ngoài chứng thực hô hấp giải phóng nhiệt.
Hình 12.1 - Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
♦ Dựa vào hình 12.2, hãy cho biết có hao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucozơ hị phân giải trong đường phân?
Trả lời:
Có 4 phân tử ATP và 2 phân tử axit piruvic dược hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong dương phân.
♦ Dựa vào kiến thức Sinh học 10, hãy mô tả cấu tạo ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí.
Trả lời:
Ti thể được bao bọc bởi màng kép. Màng ngoài nhấn, được tạo thành từ mạng lưới nội chất trơn. Màng trong gấp nếp tạo thành nhiều mào (crista) ngăn ti thể thành 2 xoang: xoang trong và xoang ngoài. Xoang trong chứa chất nền (matrix) dạng bán lỏng và có nhiều enzim của chu trình Crep. Xoang ngoài nàm giới hạn giữa hai lớp màng của ti thể là kho chứa các ion H+ .Trên bề mặt của màng trong đính các hạt cực nhỏ có chứa các enzim tham gia vào hệ thống truyền điện tử, tức là các enzim có vai trò quan trọng trong việc biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.
♦ Dựa vào sơ đồ trên hình 12.2, hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men.
Hình 12.2. Con đường hô hấp ở thực vật
Trả lời:
- Hiệu quả năng lượng của quá ưình hô hâp hiếu khí khi phân giải 1 phân tử glucôzơ là 38 ATP (chưa tính 2 ATP mất do vận chuyển chủ động).
- Hiệu quả năng lượng của quá trình lên men khi phân giải 1 phân tử glucôzơ là 2 ATP.
Vậy hô hấp hiếu khí hiệu quả hơn lên men 38/2 = 19 lần.
♦ Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
Trả lời:
Sản phẩm của quang hợp (C6H1206 và O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là O2 và H20 lại là chất xuất phát để tổng hợp nên C6H1206 và giải phóng ra ôxi trong quang hợp.
♦ Dựa vào kiến thức về hô hấp đã học ở phân trên hãy nêu vai trò của ô xi đối với hô hấp của cây.
Trả lởi:
Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí bảo đảm cho quá trình phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp giải phóng ra CO2 và nước, tích lũy nhiều năng lượng hớn so với phân giải kị khí.
♦ Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu một số hiện pháp hảo quản nông phẩm.
Trả lời:
a. Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng đổ bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 - 16% tùy theo từng loại hạt.
b. Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°c, cải bắp ở 1°c, cam chanh ở 6°c, các loại rau khác là 3 - 7°c.
c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hô hấp ở cây xanh là gì?
Trả lời:
Hô hấp là quá trình ôxi hóa nguyên liệu hô hấp (glucôzơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dỗ sử dụng ATP.
2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
Trả lời
Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ một phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp: hô hấp hiếu khí / hô hấp kị khí = 38/2 = 19 lần.
3. Trong những trường hợp nào thì diễn ra hô hấp kị khí ở cơ thể thực vật? Cho ví dụ.
Trả lời:
Khi thiếu khí ôxi, ví dụ: cây bị ngập úng.
4. Hãy khái quát về ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp của cây xanh.
Trả lời:
Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp. Vì vậy, nước trong cây liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Oxi tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa các chât hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử. Thiếu ôxi cây chuyển sang phân giải kị khí rất bất lợi cho cơ thể cây.
CO2 trong môi trường với hàm lượng cao làm cho hô hấp của cây bị ức chế.
Tóm lại: sự hô hấp của cây xanh phụ thuộc chặt chc vào môi trường,
II. CÂU HỎI BỔ SUNG
Quang hô hấp là gì và nó thể hiện rõ ở nhóm thực vật nào?
Trả lời:
Quang hô hấp là quá trình hô hấp ở ngoài sáng, diễn ra đồng thời với quang hợp, ở thực vật C3, nó gây lãng phí sản phẩm quang hợp.