12/01/2018, 15:29

Bài 1,2,3 trang 115 SGK Sinh 6

Bài 1,2,3 trang 115 SGK Sinh 6 Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt ...

Bài 1,2,3 trang 115 SGK Sinh 6

Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Câu 1. Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Trả lời:

Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Câu 2. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Trả lời:

Nước, nhiệt độ, không khí. 

Câu 3. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Trả lời:

 Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ. chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hại bị mọt. hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo...).

0