Bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 20 SBT Sinh học 7
Bài 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang. ...
Bài 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.
Bài 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.
■ Lời gỉảỉ:
Ruột khoang có các đặc điểm sau :
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào : Lớp ngoài gồm các lớp tế bào làm nhiệm vụ che chở, tự vệ. Lớp trong gồm các tế bào thực hiện chức năng tiêu hoá là chủ yếu.
- Ruột khoang đều có tế bào gai tự vệ. Đó là tế bào hình túi, phía ngoài có gai cảm giác, phía trong có sợi rỗng, đầu nhọn lộn vào bên trong. Khi bị kích thích, sợi dây nhọn lộn lại và phóng ra, đem theo chất độc phóng thích vào da con mồi và kẻ thù.
Bài 2. Nêu kiểu đối xúng đặc trung của ngành Ruột khoang và sự thích nghi vói lối sống của chúng.
■ Lời giải:
- Đối xứng toả tròn là kiểu đối xứng đặc trưng ở ruột khoang, có đặc điểm cơ thể giống như bông hoa, nghĩa là :
+ Cơ thể đối xứng nhau qua 1 trục cơ thể.
+ Có thể cắt được nhiều mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau.
- Đối xứng toả tròn thích nghi hoàn hảo với lối sống trong nước, nơi có các tác động đến cơ thế như nhau về mọi phía của : ánh sáng, áp lực nước và cả thức ăn lẫn kẻ thù.
Bài 3. Nêu cấu tạo ngoài và trong của cơ thể thuỷ tút.
■ Lời giải:
- Cấu tạo ngoài : Thuỷ tức có cơ thể hình trụ. Phần trên có miệng, xung quanh miệng có các tua miệng. Miệng thuỷ tức thông với khoang ruột có hình túi.
- Cấu tạo trong : Thành cơ thể thuỷ tức có 2 lóp tế bào :
+ Lớp ngoài có : Các tế bào mô bì - cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản.
+ Lớp trong có : Các tế bào mô cơ - tiêu hoá.
Bài 4. Trình bày cách dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức.
■ Lời giải:
Thuỷ tức là đại diện cho Ruột khoang về cả cách dinh dưỡng và sinh sản.
- Về dinh dưỡng : Thuỷ tức phàm ăn và ăn mồi sống. Trên tua miệng có nhiều tế bào gai. Mồi bơi chạm vào tua miệng, bị tế bào gai bắn ra làm tê liệt và lập tức được tua miệng cuốn đưa vào miệng. Cơ thể như chiếc túi căng ra trùm lấy mồi. Nhờ thế thuỷ tức có thể nuốt được con mồi có kích thước lớn hơn cả cơ thể chúng.
Sau đó, tế bàỏ mô cơ - tiêu hoá của lớp trong cơ thể tiết ra dịch để tiêu hoá thức ăn. Chất cặn bã được thải ra qua lỗ miệng. Sự trao đổi khí (nhận 02, thải ra C02) được thực hiện qua da.
- Về sinh sản : Thuỷ tức thường sinh sản vô tính theo kiểu mọc chồi. Lớp ngoài lồi lên thành chồi. Chồi lớn dần, xuất hiện miệng, tua miệng. Khi đủ lớn, chồi tách ra thành cá thể con.
Mùa lạnh, ít thức ăn, thuỷ tức sinh sản hĩru tính : Tuyến trứng là một khối u hình cầu, trong khi tuyến tinh là khối u hình núm vú. Trứng được tinh trùng con khác đến thụ tinh, hợp tử phân cắt liên tiếp để phát triển thành thuỷ tức con.
Bài 5. Hãy nêu lối sống và đặc điểm cấu tạo trong của thuỷ túc.
■ Lời giải:
- Thuỷ tức là động vật ăn thịt : Thức ăn của chúng là các giáp xác nhỏ, giun và cung quăng... Con mồi sau khi bị gai độc làm tê liệt, được tua miệng cuốn vào lỗ miệng. Sau khi mồi tiêu hoá, cặn bã được thải ra cũng qua lỗ miệng.
- Thuỷ tức chưa có : cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn.
- Thuỷ tức có thần kinh phân tán dạng mạng lưới : các tế bào thần kinh hình sao nối với nhau tạo thành mạng lưới, nên còn có tên là thần kinh mạng lưới.
- Thuỷ tức thường sinh sản vô tính quanh năm theo cách mọc chồi.
Mùa đông, thức ăn khó khăn, chúng mới sinh sản hữu tính. Khi ấy chúng hình thành tuyến trứng và tuyến tinh. Trứng do tuyến trứng phát triển thành, được thụ tinh, phàn cắt, rồi phát triển trở thành con thuỷ tức mới.
Bài 6. Hãy nêu các đặc điểm của súa, hải quỳ và san hô.
■ Lời giải:
Sứa, hải quỳ và san hô là những đại diện ngành Ruột khoang ở biển, làm nên sự đa dạng của ngành Ruột khoang.
- Sứa : cơ thể hình dù, tầng keo dày, có khả năng di chuyển bằng cách co bóp của dù. Sứa trưởng thành sinh sản hữu tính.
- Hải quỳ : thuộc lớp San hô, giống san hô ở chỗ : cơ thể hình trụ, có kiểu sống bám, nhiều tua miệng, nhưng khác san hô ở chỗ : Sống đơn độc và không có bộ khung xương đá vôi.
- San hô : Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.
Bài 7. Sự khác nhau về lối sống và cấu tạo thích nghi tương ứng ở các đại diện của ngành Ruột khoang.
■ Lời giải:
Ngành Ruột khoang có 3 lớp là Thuỷ tức, Sứa và San hô, chủ yếu sống ở biển, có các điểm khác nhau như sau :
STT |
Đại diện Đặc điểrn so sánh |
Thuỷ tức |
Sứa |
San hô |
1 |
Môi trường sống |
Nước ngọt |
Biển |
Biển |
2 |
Lối sống |
Bám, bò chậm |
Bơi |
Bám cố định |
3 |
Hình dạng |
Hình túi |
Hình chuông |
Hình túi |
4 |
Khoang tiêu hoá |
Hình túi đơn giản |
Phức tạp |
Phức tạp |
5 |
Thành cơ thể |
Mỏng |
Dày |
Dày |
6 |
Bộ khung xương đá vôi |
Không có |
Không có |
Phát triển |
7 |
Tế bào tự vệ (gai độc) |
Có |
Có |
Có |
Bài 8. Trình bày vai trò thục tiễn cùa Ruột khoang.
■ Lời giải:
Các đại diện của Ruột khoang là thuỷ tức, sứa và san hô, chủ yếu sống ở biển, có các vai trò thực tiễn sau :
- Ruột khoang là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của đại dượng. Hơn thế nữa, tập đoàn san hô còn tạo ra nơi cư trú cho nhiều động, thực vật, tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo của biển cả. Chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt sinh thái.
- Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm (sứa, sứa lược...).
- Một số loài san hô được khai thác làm nguyên liệu đá vôi, nguyên liệu mĩ phẩm (san hô đỏ), vật trang trí (xương đá vôi của san hô nói chung)...
- Một số hoá thạch của chúng, nhất là san hô, là vật chỉ thị cho các địa tằng địa chất.
Sachbaitap.com