Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 28 SBT Sinh học 7
Bài 1. Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt). ...
Bài 1. Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).
Bài 1. Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).
■ Lời giải:
Tuy là 3 ngành khác nhau, nhưng Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt có chung các đặc điểm sau đây :
- Cơ thể có đối xứng 2 bên : Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành : phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.
- Thành cơ thể có cấu tạo 3 lớp : Khác với ruột khoang, đến các ngành Giun, thành cơ thể xuất hiện lớp giữa. Chính lớp này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu… là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao.
- Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng bụng...) tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở Giun dẹp, đến Giun đốt thì xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá.
Bài 2. Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo để nhận biết ngành Giun dẹp (gồm sán lông, sán lá gan, sán bã trẩu, sán dây...).
■ Lời giải:
Ngành Giun dẹp có cấu tạo thấp nhất trong các ngành Giun thể hiện ở các đặc điểm sau :
- Cơ thể dẹp theo chiều lưng - bụng.
- Ruột còn cấu tạo dạng túi, chưa có hậu môn.
- Hệ thần kinh cấu tạo đơn giản gồm : 2 hạch não và đôi dây thần kinh dọc phát triển.
- Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn còn thiếu.
- Hầu hết giun dẹp lưỡng tính.
Bên cạnh những giun dẹp có kích thước nhỏ (dưới 1mm như sán lá máu) có những loài có kích thước khổng lồ như sán dây (dài từ 2 - 3m đến 8 - 9m), một trong những đại diện có kích thước dài nhất của các ngành giun. Trừ một số sống tự do, còn đa số giun dẹp có đời sống kí sinh.
Bài 3. Hãy nêu cấu tạo và đời sống của sán lá gan thích nghi vói đời sống kí sinh.
■ Lời giải:
Đại diện cho giun dẹp là sán lá gan có đời sống kí sinh. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, sán lá gan còn có các đặc điểm thích nghi với kí sinh như :
- Về cấu tạo : Tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.
- Về đời sống :
+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.
+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.
+ Có thay đổi vật chủ.
Đây là sự thích nghi của sán lá gan với kí sinh vì trong vòng đời, tỉ lệ sống sót của các thế hệ sau rất thấp.
Bài 4. Hãy nêu các cấu tạo để nhận biết ngành Giun tròn.
■ Lời giải:
Ngành Giun tròn (gồm giun đũa, giun kim, giun chỉ…) có chung các đặc điểm sau :
- Các nội quan giun tròn nằm trong một khoang cơ thể hình trụ kéo dài. Tuy thế, đó vẫn chưa phải là khoang cơ thể chính thức (vì mới chỉ là khoang nguyên sinh).
- Ruột giun tròn kéo dài, xuất hiện ruột sau và hậu môn.
- Giun tròn vẫn chưa có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn : hệ hô hấp hoặc qua da (với loài sống tự do) hoặc yếm khí (với loài sống kí sinh).
- Hệ thần kinh chủ yếu là những dây thần kinh dọc (phần lớn ở mặt bụng) xuất phát từ vòng thần kinh hầu.
- Đa số giun tròn phân tính : Cơ quan sinh sản đực, cái có hình dạng và cấu tạo khác nhau.
Với cấu tạo như vậy, giun tròn có tổ chức cao hơn giun dẹp. Chúng thường kí sinh ở nội tạng động vật và người. Trong số ấy, có nhiều loài có hại đáng kể cho cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người.
Bài 5. Hãy nêu các cán cứ về cấu tạo và lối sống để nhận biết ngành Giun đốt.
■ Lời giải:
Giun đốt có tổ chức cơ thể cao hơn Giun dẹp và Giun tròn thể hiện ở các đặc điểm sau :
- Cơ thể hình giun, tức hình trụ và kéo dài.
- Cơ thể khác với các giun tròn ở chỗ phân chia thành các đốt. Các đốt đều có cấu tạo giống nhau : đều có hạch thần kinh, cơ quan bài tiết, cơ quan di chuyển, một phần của hệ tuần hoàn và tiêu hoá...
- Ống tiêu hoá giống giun tròn nhưng phân hoá hơn. Xuất hiện hệ tuần hoàn kín và ở nhiều loài còn có cơ quan hô hấp (mang).
- Hệ thần kinh gồm vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng.
- Giun đốt nói chung phân tính, nhưng giun đất thì lưỡng tính.
- Đa số các loài giun đốt sống ở biển và nước ngọt, một số sống trong đất ẩm. Chúng ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp, số nhỏ kí sinh.
Bài 6. Giun sán kí sinh có cấu tạo ngoài thích nghi với đòi sống như thê nào ?
■ Lời giải:
Giun sán ở đây chỉ các đại diện của 2 ngành Giun : Giun dẹp (sán) và Giun tròn (giun đũa). Đa số các đại diện của 2 ngành này đều kí sinh, biểu hiện sự thích nghi về cấu tạo ngoài như sau :
- Tiêu giảm mắt và các giác quan nói chung.
- Tiêu giảm lông bơi, thay thế vào đó là phát triển vỏ cuticun có tác dụng như cái áo giáp hoá học (thích nghi với kí sinh) và hệ cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo...) phát triển cùng với thành cơ thể, tạo nên lớp bao bì cơ giúp chúng di chuyển.
- Tăng cường giác bám, một số có thêm móc bám.
Bài 7. Giun sán kí sinh có cấu tạo trong thích nghi với đời sống đó như thê nào ?
■ Lời giải:
Về cấu tạo trong, giun sán kí sinh có các cấu tạo thích nghi sau :
- Hệ tiêu hoá tăng cường : ruột phân nhánh chằng chịt (như sán lá gan) hoặc tiêu giảm hẳn, để vỏ cơ thể thay thế thẩm thấu chất dinh dưỡng (như sán dây), hay ống tiêu hoá phân hoá đủ ruột sau và hậu môn (như giun đũa, giun kim...).
- Hệ sinh dục phát triển. Cơ quan sinh dục lưỡng tính và phát triển ở sán lá gan hay mỗi đốt thân có một cơ quan sinh dục lưỡng tính như ở sán dây.
Ở giun đũa, tuy phân tính nhưng cơ quan sinh dục dạng ống của chúng đều dài hơn cơ thể gấp nhiều lần. Giun sán, đều đẻ nhiều lứa, nhiều trứng. Một số giun sán có vòng đời phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng, có kèm theo thay đổi vật chủ.
- Hệ thần kinh : duy trì đặc điểm cấu tạo chung nhưng do điều kiện kí sinh nên phát triển rất kém.
Bài 8. Hãy nêu các sai khác về cấu tạo giũa giun đốt và giun tròn.
■ Lời giải:
Giun đốt có các cấu tạo sai khác giun tròn như sau :
- Cơ thể phân đốt : Sự phân đốt quán triệt cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên) và cấu tạo trong (mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và tuần hoàn...). Sự phân đốt cơ thể giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.
- Cơ thể có khoang chính thức : trong khoang có dịch thể xoang, góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể.
- Xuất hiện chân bên : Cơ quan di chuyển chuyên hoá chính thức.
- Xuất hiện hộ tuần hoàn, hệ hô hấp đầu tiên.
Bài 9. Lập bảng so sánh các đặc điểm của 3 ngành giun.
■ Lời giải:
Bảng so sánh đặc điểm của 3 ngành giun
STT |
Tên ngành Đặc |
Giun dẹp (sán lá gan) |
Giun tròn (giun đũa người) |
Giun đỏt (giun đất) |
1 |
Hình dáng cơ thể |
Hình lá |
Hình trụ, dạng ống |
Hình trụ |
2 |
Tiết diện ngang |
Dẹp chiều lưng bụng |
Tròn |
Tròn, hơi dẹp |
3 |
Khoang cơ thể |
Chưa có |
Chựa chính thức |
Chính thức |
4 |
Di chuyển |
Nhờ lông bơi và bao bì cơ |
Nhờ cơ dọc và dịch xoang |
Nhờ chi bên, tơ và dịch xoang |
5 |
Hệ tiêu hoá |
Dạng túi |
Dạng ống phân hoá |
Dạng ống phân hoá |
6 |
Hệ tuần hoàn |
Chưa có |
Chưa có |
Có hệ tuần hoàn kín |
7 |
Hệ hô hấp |
Qua da |
Qua da |
Qua da hay mang |
8 |
Hệ thần kinh |
Đôi hạch não và đôi dây thần kinh dọc |
Vòng hầu và đôi dây dọc |
Vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng |
9 |
Hệ sinh dục |
Lưỡng tính |
Phân tính |
Lưỡng tính |
10 |
Vai trò thực tiễn |
Phần lớn kí sinh, có hại |
Phần lớn kí sinh, có hại |
Phần lớn tự do, có lợi |
Bài 10. Trình bày các tác hại của giun sán đối với co thể vật chủ.
■ Lời giải:
Giun sán gây cho vật chủ các tác hại sau :
- Ăn hại mô của vật chủ (giun tóc, giun móc câu... hút máu), lấy tranh thức ăn (giun đũa, giun kim trong ruột).
- Gây tổn thương lớn cho nội tạng vật chủ, dễ gây nhiễm trùng và các tai biến khác như : tắc ruột, tắc ống mật, viêm gan, tắc mạch bạch huyết...
- Tiết chất độc, gây rối loạn các chức năng sinh lí cơ thể.
- Làm giảm năng suất của vật nuôi, cây trồng.
Các tác hại trên rất lớn vì số lượng loài kí sinh nhiều (hiện biết tới 12 000 loài), số cá thể kí sinh của một loài thường lớn (đã gặp trường hợp có hàng trăm con giun đũa ở ruột người), một số cơ thế vật chủ lại có khả nãns nhiễm nhiều loài giun sán khác nhau (ví dụ, người có thể cùng lúc bị giun đũa. siun tóc, giun kim, giun móc câu... kí sinh).
Sachbaitap.com