25/04/2018, 13:32

Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 trang 105 SBT Sinh 7: Bài 1. Hãy nêu đặc điểm đòi sống và sinh sản của...

Bài 1. Hãy nêu đặc điểm đòi sống và sinh sản của thỏ.. Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 trang 105 SBT Sinh học 7 – A-BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 105 Bài 1. Hãy nêu đặc điểm đòi sống và sinh sản của thỏ. ■ Lời giải: Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. ...

Bài 1. Hãy nêu đặc điểm đòi sống và sinh sản của thỏ.. Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 trang 105 SBT Sinh học 7 – A-BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 105

Bài 1. Hãy nêu đặc điểm đòi sống và sinh sản của thỏ.

■ Lời giải:

Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ); là động vật hằng nhiệt.

Thỏ đực có cơ quan giao phối, sự thụ tinh xảy ra trong cơ quan sinh sản của thỏ cái. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi và thai được nuôi dưỡng bởi chất dinh dưỡng của mẹ qua bộ phận nhau thai, tại đây các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi và các chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ rồi thải ra ngoài. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh, từ khi thỏ mẹ mang thai đến khi đẻ con là 30 ngày. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

Bài 2. Hãy điển các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng đặc điểm cấu tạo ngoài cùa thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ phận cơ thê

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ lông

 

 

– Chi (có vuốt)

–    Chi trước

–    Chi sau

 

 

Giác quan

–    Mũi

–    Lông xúc giác -Tai

–    Vành tai

 

 Lời giải:

Bộ phận cơ thê

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sông và tập tính lẩn trôn kẻ thù

Bộ lông

Là lông mao dày, xốp

Giữ nhiệt tốt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

– Chi (có vuốt)

–    Chi trước

–    Chi sau

–    Ngắn, kém phát triển hơn hai chi sau

–    Dài khoẻ

–    Đào hang và di chuyển

–    Bật nhảy được xa giúp chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan

–      Mũi và lông xúc giác

–    Tai và vành tai

– Mũi thính, lông xúc giác có cảm giác và xúc giác nhanh nhạy

-Tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía

– Thăm dò thức ăn, môi trường, phát hiện kẻ thù

-Định hướng âm thanh, phát hiộn kẻ thù sớm

 

Bài 3. Nêu đặc điểm hệ cơ – xương của thỏ.

■   Lời giải:

– Xương thỏ gồm :

+ Xương đầu có hộp sọ và các xương hàm.

+ Xương thân có : cột sống do các đốt xương sống khớp lại chia làm 5 đoạn : cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi ; lồng ngực do các xương sườn, các đốt sống ngực và xương mỏ ác hợp lại.

+ Xương chi ở mỗi phần chi trước, chi sau đều có phần đai và phần tự do của chi.

– Cơ : phát triển nhất là các cơ chi sau và các cơ vận động đốt sống, có cơ hoành và các cơ liên sườn.

Bài 4. Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng thành phẩn của các hệ cơ quan sau :

Hệ cơ quan

Các thành phần

Tuần hoàn

 

Hô hấp

 

Tiêu hoá

 

Bài tiết

 

Thần kinh

 

Sinh sản

 

■ Lời giải:

Hệ cơ quan

Các thành phần

Tuần hoàn

Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn

Hô hấp

Có khí quản, phế quản, phổi. Phổi lớn có rất nhiều túi phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi

Tiêu hoá

Miệng có răng cửa sắc và răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng phát triển, ruột già, gan, tuỵ

Bài tiết

Có thận cấu tạo hoàn thiện, ống dẫn nước tiểu, bóng đái

Thần kinh

Bán cầu não trước và tiểu não phát triển ; các giác quan có mắt không tinh lắm, song thính giác, khứu giác, xúc giác đều phát triển

Sinh sản

Con cái có buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung ; con đực có tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối

 Bài 5. Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của bộ Thú huyệt.

■ Lời giải:

Bộ Thú huyệt đại diện là thú mỏ vịt vừa sống ở nước ngọt vừa ở cạn tại châu Đại Dương, chúng có các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống như : mỏ dẹp, lông rậm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi, con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

Thú mỏ vịt có tập tính thích nghi với đời sống như bơi ở môi trường nước ngọt và đi trên cạn. Đẻ trứng, con sơ sinh liếm sữa trên lông của thú mẹ hoặc uống nước hoà tan sữa mẹ.

Bài 6. Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của bộ Thú túi.

■ Lời giải:

Bộ Thú túi đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương có các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống như : cao tới 2m để dễ phát hiện kẻ thù và đồng loại, chi sau lớn, khoẻ để có thể chạy tốt, thoát hiểm ở đồng cỏ mênh mông. Vú có tuyến sữa, con sơ sinh sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

Thú túi có tập tính di chuyển bằng cách nhảy, có thể nhảy với vận tốc 40 – 50 km/h.

Bài 7. Trình bày đặc điểm cấu tạo của doi thích nghi với đời sống bay.

■ Lời giải:

Chúng có màng cánh rộng có tác dụng đẩy không khí, thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. Chi sau do yếu nên có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay, chân rời vật bám và tự buông mình từ cao. Bộ xương nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho cơ vận động cánh.

Bài 8. Trình bày đặc điểm cấu tạo cùa cá voi thích nghi với đời sống ở nuóc.

■ Lời giải:

Cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước, cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn không phân biệt với thân, lông tiêu biến trừ phần đầu có lông, làm giảm sức cản của nước và giúp cơ thể rẽ nước dễ dàng. Lớp mỡ dưới da rất dày như một chiếc phao bơi vừa làm giảm trọng lượng cơ thể vừa giúp giữ thân nhiệt ổn định, chi trước biến đổi thành vây bơi có dạng bơi chèo, chi sau tiêu biến hẳn làm giảm sức cản của nước, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Phổi rất lớn và có nhiều phế nang giúp cơ thể lặn được lâu. Hàm không có răng, có nhiều tấm sừng có tác dụng lọc thức ăn trong nước. Đôi tuyến vú nằm ở bên trong túi phía háng, hai bên khe sinh dục, do đó sữa không bị trộn lẫn với nước biển khi cho con bú.

Bài 9. Trình bày đặc điểm chung của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ.

Lời giải:

–  Đặc điểm chung của thú móng guốc : tầm vóc thường to lớn, có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc Chân cao

nên di chuyển nhanh, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

Thú móng guốc gồm 3 bộ :

+ Bộ Guốc chẩn, đại diện : lợn, bò, hươu.

+ Bộ Guốc lẻ, đại diện : tê giác, ngựa.

+ Bộ Voi, đại diện : voi.

– Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ.

Thú guốc chẵn

Thú guốc lẻ

Có số ngón chân chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. Đầu mỗi ngón có hộp sừng bảo vộ gọi là guốc. Sống đơn độc hoặc theo đàn. Đa số ăn thực vật, một số ăn tạp và nhiều loài nhai lại

Có số ngón chân lẻ, có một ngón chân giữa phát triển hơn. Ăn thực vật, không nhai lại. Sống từng đàn hoặc đơn độc, có sừng (tê giác) hoặc không có sừng (ngựa)

 

Bài 10. Trình bày đặc điểm chung của bộ Lỉnh truỏng

■    Lời gỉảỉ:

Tầm vóc trung bình hoặc to. Đi chủ yếu bằng hai chân tuy hai tay còn chạm đất. Chi phát triển, thích nghi với cầm nắm, leo trèo. Thường sống thành nhóm hay theo đàn. Ăn tạp, song chủ yếu là thực vật.

Bài 11. Nêu đặc điểm chung của lóp Thú.

■    Lời giải:

Cơ thể bao phủ bởi lớp lông mão. Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn, nửa phải tim chứa máu đỏ thẫm, nửa trái tim chứa máu đỏ tươi, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Bộ não phát triển thể hiện rố bán cầu não và tiểu não phát triển. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt.

Bài 12. Tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi truòng sống khác nhau ?

■   Lời giải:

Thú là những động vật xuất hiện sau cùng trên Trái Đất có cấu tạo phức tạp với phương thức sinh sản và trao đổi chất hoàn thiện như : thụ tinh trong, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn hoàn chỉnh. Là động vật hằng nhiệt nên thân nhiệt duy trì ổn định trước môi trường. Hệ thần kinh phát triển nên các phản ứng rất nhanh và độ chính xác cao, khả năng định hướng tốt. Chính vì vậy, thú có khả năng di chuyển, phát tán và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài rất lớn, hiện có khoảng 4600 loài với 26 bộ.

Bài 13. Nêu vai trò của lớp Thú đối vói tự nhiên và đối với con nguòi.

■    Lời giải:

– Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như : sừng, nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai…), mật gấu ; những nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu, chuột lang, khỉ…).

– Tất cả các loài gia súc (trâu, bò, lợn…) đều là nguồn thực phẩm.

– Một số có vai trò trong sản xuất nông nghiệp như : chồn, mèo rừng tiêu diệt gặm nhấm phá hoại mùa màng hoặc côn trùng có hại, một số là nguồn sức kéo quan trọng.

– Cung cấp nguyên liệu dùng trong sản phẩm mĩ nghệ và nước hoa như xạ cầy hương, da lông của báo, chồn, sóc, rái cá…

– Một số loài thú dùng trong nghiên cứu khoa học như : chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ…

Trong tự nhiên thú là một mắt xích đa dạng và đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái.

0