25/04/2018, 13:31

Bài tập trắc nghiệm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 trang 98 SBT môn Sinh 7: Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất...

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau . Bài tập trắc nghiệm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 trang 98 SBT Sinh học 7 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 98 Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau : 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với ...

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau . Bài tập trắc nghiệm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 trang 98 SBT Sinh học 7 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 98

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau :

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn như:

A. thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

B. hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.

C. chi trước biến đổi thành cánh ; chi sau có bàn chán dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.

D. cả A, B và C.

2. Đặc điểm không thuộc kiểu bay của chim hải âu là

A. cánh đập liên tục.

B. cánh đập chậm rãi và không liên tục.

C. cánh dang rộng mà không đập.

D. bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

3. Đặc điểm không đúng về sự sinh sản của chim bồ câu là

A. chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối.

B. trứng được thụ tinh trong, mỗi lứa đẻ 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

C. trứng phát triển thành con nhờ nhiệt độ môi trường.

D. chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chi có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều.

4. Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng

A. giúp chim mổ được hạt chính xác.

B. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay.

C. giảm sức cản chủ yếu của không khí trong khi bay.

D. tự vệ khi có đối phương tấn công.

5. Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng

A. giữ thăng bằng khi chim bay.

B. như bánh lái giúp chim định hướng khi bay.

C. như chiếc quạt để đẩy không khí.

D. giúp chim di chuyển bốn hướng khi bay.

6. Ống tiêu hoá cửa chim có cấu tạo gồm :

A. miộng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huyệt.

C. miệng, thực quản có diều, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.

D. miệng, thực quán có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.

7. Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm :

A. 2 lá phổi, mạng ống khí dày đặc. 9 túi khí.

B. khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.

C. khí quản, 2 lá phổi, 9 túi khí.

D. khí quản, 2 phế quan và 2 lá phổi, 9 túi khí. 

8. Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn là

A. hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phôi, não chim phát triển.

B. tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay).

C. không có bóng đái ; ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

D. cả A, B và C.

9. Đặc điểm không thuộc cấu tạo của nhóm Chim bơi là

A. cánh dài, khoẻ.

B. có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.

C. chim có dáng đứng thắng.

D. chân to dài, có 3 ngón, có màng bơi để đạp nước.

10. Đặc điểm không thuộc đặc điểm chung của lớp Chim là

A. mình có lông vũ bao phủ ; chi trước biến đổi thành cánh ; có mỏ sừng.

B. phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp : tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt.

C. đều biết bay và có khả năng bơi lội.

D. trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điển vào chỗ trông trong các cáu sau cho phù họp .

11. Chim là các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng…………………………………..

(1)………………………. và …………………………. (2)………………………… Các loài chim mang

các đặc điểm tiêu biểu như : có……………………………….. (3)………………………….. có mỏ và

không răng, đẻ trứng có vỏ cứng……………………………… (4)………………………… cao, tim

có bốn ngăn, cùng với một……………………………… (5)……………………….. nhẹ nhưng chắc.

Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thê bay (trừ các loài thuộc hộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu…).

A. lông vũ                                B. bộ xương                           C. đẻ trứng

D. bằng hai chân                     E. trao đổi chất


12. Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay là sai rồi ghi vào ô trống (Đ : đúng ; s : sai)

 

STT

Câu dẫn

Đ/S

1

Chân chim cao có tác dụng nâng chim khỏi mặt đất tạo tầm nhìn cao và phạm vi quan sát lớn

 

2

Thân nhiêt chim ổn định, ít lệ thuộc vào môi trường thể hiện tiến hoá hơn lưỡng cư và bò sát

 

3

Túi khí của chim chỉ có tác dụng làm cơ thể nhẹ thêm

 

4

Hệ tiêu hoá của chim cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát, nên tốc độ tiêu hoá cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn cho đời sống bay lượn

 

5

Chim tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn

 

6

Nhóm Chim bay cấu tạo ngoài chỉ thích nghi với đời sống bay lượn trên không

 

7

Hộ hô hấp của lớp Chim đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trọng lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí

 

8

ở Chim các đốt sống cổ khớp với nhau theo khớp yên ngựa làm cho sự vận động của đầu rất linh hoạt

 

9

Người ta thường dựa vào đặc điểm của mỏ, cánh, chân, đời sống để phân biệt các bộ Gà, Ngỗng, cắt, Cú của nhóm Chim bay

 

10

Chim bồ câu đẻ số lượng trứng ít và có vỏ đá vôi bao bọc có ý nghĩa tăng dinh dưỡng cho trứng nên tỉ lộ nở cao và trứng được bảo vệ

 





Lời giải:


 

1    

2

3

4

5    

6    

7

8     

9    

10

      D

     A

     C

     B

B    

      D

     D

     D

      D

     C

 
 
11. 

1

2

3

4

5

D

 

C

A

E

B

 
 
12. 

1

   2

     3

4

    5

     6

     7

8

9

  10

     Đ

   Đ

     S

     Đ

    Đ

S     

     Đ

     Đ

     Đ

   Đ 


0