18/06/2018, 12:30

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chùa Long Bàn

"Long Bàn Cổ Tự" hay còn gọi là chùa làng tọa lạc tại thôn Long Phượng, thị trấn Long Điền, huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước chùa là Đình Long Phượng đối diện kiến trúc cổ Bàu thành. Nơi đây còn bảo tồn những đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cổ, đặc biệt là các bao lam, ...

"Long Bàn Cổ Tự" hay còn gọi là chùa làng tọa lạc tại thôn Long Phượng, thị trấn Long Điền, huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước chùa là Đình Long Phượng đối diện kiến trúc cổ Bàu thành. Nơi đây còn bảo tồn những đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cổ, đặc biệt là các bao lam, các câu đối được chạm khắc tinh xảo, ở vườn chùa có cây thốt nốt cao khoảng 20m, chu vi thân gốc 3,40m. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

 

 Chùa cổ Long Bàn - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Theo niên đại ghi lại thì có thể chùa được làng Long Điền xây dựng vào năm Thiệu trị thứ 5 (Ất Tị, 1845) do hòa thượng Hải Chánh - Bảo Thanh (1752 - 1859) trụ trì đầu tiên, được tôn làm tổ sư. Kiến trúc chùa Long Bàn nguy nga tráng lệ với những tác phẩm nghệ thuất điêu khắc mang đậm nét truyền thống dân tộc . Chùa xây cất theo chữ tam, nhưng mặt tiền lại có lầu chuông và lầu trống đăng đối vượt cao trên mái hiên. Khuôn viên chùa vứa cao lại bằng phẳng, rộng trên 3000m2 với nhiều cây cao bóng mát. Cổng chùa xây năm 1963 bằng đá xanh.
Trước chánh điện có ngôi nhà bàn bằng gỗ trong đặt tượng "Tiêu Diêu Đạo Sĩ". Đây là nơi hàng năm nhà chùa tổ chức tế lễ Vu Lan bố trí cô hồn. Cửa hai bên cuốn vòm, phía trên là lầu chuông và lầu trống. Chánh điện nối với giảng đường, rộng 227m2, thờ Phật Thích Ca Mô Ni, A Di Đà, Quan Âm Thế Trí. Chùa Long Bàn là một kiến trúc cổ, trang trí mỹ thuật độc đáo, đặc biệt là các bao lam chạm hình chim phụng hoa lá và các khám thờ chạm rồng phượng, các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm khắc tinh xảo. trong chùa có nhiều tượng Phật, Ngọc Hoàng, Quan Thánh, 18 vị La Hán, Long Thần Hộ Pháp bằng đồng hoặc bằng gỗ mít và 8 khuôn in khắc chữ nổi trên gỗ, một Đại hồng Chung (chuông lớn) đường kính 0,80m cao 1,20m được đúc bằng đồng.

0