Bà Chóa
Những người con gái của bà Tổ Cô sau khi rời bọc mẹ đẻ, họ bảo nhau đi thật xa. Cứ đi, cứ đi, đâu chẳng là Đất Mẹ. Dù cách bao nhiêu đường đất mà biết làm đúng lời mẹ dạy thì vẫn gần với mẹ. Tục truyền rằng: Trong những người con gái đi xa. là đi xa nhất. Mải mê với cảnh đẹp bên đường, bà Chóa ...
Những người con gái của bà Tổ Cô sau khi rời bọc mẹ đẻ, họ bảo nhau đi thật xa. Cứ đi, cứ đi, đâu chẳng là Đất Mẹ. Dù cách bao nhiêu đường đất mà biết làm đúng lời mẹ dạy thì vẫn gần với mẹ.
Tục truyền rằng: Trong những người con gái đi xa. là đi xa nhất. Mải mê với cảnh đẹp bên đường, bà Chóa ngược lên tới dòng sông Cầu. Thuở đó, dân cư bên sông còn thưa thớt. Càng ngược lên càng vắng vẻ hơn.
Con sông trong xanh uốn khúc trôi đi, để lại hai bên từng vạt sa bồi nục nạc. Nhìn những soi bãi hoang, mặc cho lau lách cây cỏ trùm lấn, bà Chóa hỏi:
- Đất tốt thế này, sao không trồng dâu?
Người dân bên sông ngơ ngác nhìn nhau, rồi hỏi:
- Cây dâu là cây nào? Trồng dâu làm gì?
Thấy người vùng này chưa ai biết cây đâu, bạ Chóa liền bước xuống bãi sông vạch lau cỏ tìm tòi.
Tìm một ngày, hai ngày. Tìm mãi tới ngày thứ ba, bà Chóa mới gặp một vạt dâu dại, nhìn giống dâu ta, cây bánh tẻ nào cũng mập mạp, xanh mỡ, lá vừa to vừa dày bà Chóa mừng rỡ. Cắt một cành, bà Chóa đưa khoe với mọi người:
- Tiếc quá, giống đâu ở đâu quý thế này, sao không biết nuôi tằm?
Giằng lấy cành dâu ném đi, người bên sông quát:
- Vớ vẩn, dâu với tằm cái gì, cút đi Cút đi...
Đám đông xúm vào đánh đuổi. ôm mặt chạy trốn. Chạy được một quãng, thấy mọi người đã tan cả, bà Chóa lại quay lại bãi sông. Không được vào làng sống với mọi người, bà Chóa đành tự dựng lấy túp lều, ở một mình ven sông.
Từ đó, ngày ngày bà Chóa ra bãi cuốc phá cây hoang cỏ dại. Làm ngày làm đêm, thui thủi một mình, lắm lúc nghĩ cũng cực thân, nhưng nhìn vạt đất lộ ra, bà Chóa lại vui quên cả mệt mỏi. Có lẽ vì đất tốt quá nên cây cỏ hôm nay vừa chặt phá, dọn dẹp sạch sẽ, qua đêm, sớm hôm sau ra đã mọc um tùm. Hầu như ngày nào bà Chóa cũng phải bắt đầu làm lại từ đầu.
Buồn lắm, nhưng bà Chóa vẫn không nản.
Một hôm, trời nắng to, dậy đi làm từ sớm, nên nửa buổi bà Chóa đã thấy khát nước. Khi cổ họng khô đắng lại, mắt hoa lên, khát không thể chịu được nữa, bà Chóa mới lách qua bãi soi, tìm xuống bên sồng múc nước uống.
Tới sát mặt nước, bà Chóa gỡ nón đang đội ra, chao chao xuống nước định múc, không ngờ nước tự nhiên rút đi. vội bước tiếp đuổi theo. Nước lại rút tiếp. Cứ như thế, bà Chóa đi đến đâu, nước rút tới đấy.
Đi được một quãng xa, thấy trong lòng sông vừa có một vết chân to, bà Chóa lấy làm lạ liền đặt chân mình lên ướm thử. Đột nhiên, bốn phía rềnh lên, nước sông ở đâu cuồn cuộn kéo đến dâng ngập, rồi cuốn bà đi.
Sau một hồi mê man, bà Chóa mơ màng tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trên một cỗ giường ngọc, trong tòa lâu đài vàng son lộng lẫy. Đang phút lạ lùng, bà Chóa thấy một người trai trẻ, mặc giáp trụ lóng lánh, hai bên có hai người võ tướng cắp gương theo hầu đi vào.
Đứng trước giường ngọc, người trai trẻ bảo:
- Nàng chớ lấy làm lạ. Ta là Hoàng tử con cả vua Thủy Tề. Được vua cha cho cai quản khúc sông này, ta đã biết tình cảnh của nàng, nên từ lâu đã đem lòng ái mộ. Dưới chốn thủy cung này ngọc trai châu báu không thiếu, ta chỉ ao ước có người tâm đầu ý hợp. Nay ta mời nàng tới đây để xin được kết nghĩa tóc tơ với nàng. Cũng là để tạo cho nàng có người giúp đỡ mai sau. . .
Thấy hoàng tử đã đẹp trai lại ân tình chân thực, bà Chóa e lệ cúi đầu ưng thuận. Lập tức, cả thủy cung được lệnh treo đèn kết hoa, mở tiệc cưới.
Từ đó, tình nghĩa vợ chồng ngày càng khăng khít. Mỗi lần hoàng tử đi tuần tiễu các mặt sông đều đưa cả thủy phủ đi theo. Qua mặt nước nhấp nhóa, bà Chóa lại thấy cái bãi hoang với căn lều vắng hiện ra. Cảnh cũ làm bà Chóa nôn nao nỗi nhớ. Cố nhắm mắt quên đi, mà ước vọng khai phá bãi hoang lại trở về...
Cứ thế, lo nghĩ làm bữa ăn giấc ngủ kém đi, tuy sống cuộc đời nơi thủy cung nhàn nhã, thừa mứa, mà bà Chóa ngày một vàng vọt, xanh xao. Vóc người đầy đặn xinh đẹp xưa, trở thành rộc rạc yếu ớt. . .
Thấy Hoàng tử rất lo lắng cho sức khỏe của mình, bà Chóa đành thú thật:
- Bệnh của thiếp là tại nỗi sầu nhớ trên bờ. Tuy nơi ấy không phải là quê, nhưng thiếp đã nguyện gắn đời mình với bãi sông. Xin chàng cho thiếp trở lại chốn cũ. Bao giờ bãi hoang thành bãi dâu, ngày ngày thiếp ra hái lá chăn tằm, vẫn là gần sông nước, gần chàng.
Hoàng tử rất yêu thương vợ, nhưng chẳng còn cách nào khác đành sai người sửa soạn đưa bà Chóa lên bờ. Phút chia tay chàng dặn vợ rằng:
- Việc phá bãi hoang không phải dễ, bây giờ nàng đang có mang, hãy cứ lo mẹ tròn con vuông, rồi sau các con sẽ đỡ đần nàng thêm. Hãy nhớ là dù đẻ ra cái gì, nàng cũng phải giữ lấy mà nuôi. . .
Quả nhiên từ ngày lên bờ, trở lại với không khí quen thuộc, bà Chóa thấy phấn chấn mạnh khoẻ lên. Nước da trở lại hồng hào trắng trẻo, trông bà Chóa càng xinh đẹp hơn xưa. Chả mấy chốc đã đến kỳ sinh nở, bà Chóa đẻ ra hai quả trứng. Dân làng biết chuyện, cho là việc quái dị, bắt bà Chóa vứt bỏ đi. Nhớ lời chồng, bà Choa quyết giữ lại nuôi. Thấy thế, dân làng hò nhau phá tan lều, một lần nữa đuổi bà Choa ra khỏi địa phương mình.
Tủi nhục quá, bà Chóa đã tính đi nơi khác cho rảnh nợ. Nhưng nghĩ đến bãi sông bỏ hoang phí, bà Chóa lại quay về sống lẩn lút nơi bờ cây, búi cỏ qua ngày. Đi đâu, bà Chóa cũng bọc hai quả trứng vào vạt áo, mang theo.
Ngày tháng nặng nề trôi, rồi cũng đủ chín tháng mười ngày, hai quả trứng đã trở thành hai con rắn nhỏ, giống nhau như hai giọt nước. Vừa ra khỏi vỏ trứng, hai con rắn đã nhảy ngay vào lòng mẹ đòi bú.
Lúc này bà Chóa đã dựng lại được túp lều khuất sau búi cây to giữa bãi sông. Có hai con rắn làm vui, túp kều như ấm cúng thêm lên. Ngày ngày mấy mẹ con quấn quít. Đêm đêm hai con rắn lại nhảy vào ổ của mình mà ngủ. Lúc mới nở, bà Chóa để hai con ở cái nồi đất nhỏ. Chả mấy chốc hai con rắn lớn lên, cái nồi đất chật chội phải chuyển sang cái nồi dâu. Nồi dâu chật rắn lại chuyển sông chum. Ở chum chật chuyển sang vại. Rồi khi vại chật, bà Chóa phải chuyển hai con rắn ra ở trong vũng nước giữa bãi sông. Vũng nước chật, hai con rắn xin mẹ cho xuống sông vùng vẫy. Từ đó hai con rắn thoả sức bơi lặn, đùa rỡn làm nổi sóng một vùng sông nước. Có hôm ham chơi, hai con rắn quên cả về với mẹ. Tối mịt, bà Chóa phải đi dọc theo sông tìm con.
Khi hai con rắn lên bờ, thấy mẹ buồn rầu, đều cúi đầu biết lỗi. Lần ấy, một con rắn cất tiếng người bảo bà Chóa:
- Mẹ ơi, xuống sông chúng con đã gặp bố. Nay chúng con tập luyện đã khỏe, xin cùng mẹ khai phá bãi hoang.
nghe nói mừng lắm. Sáng hôm sau ba mẹ con dậy sớm, bắt đầu vào bãi hoang. Gặp cỏ thì cuốc, gặp cây thì chặt. Một con rắn đi thu cây cỏ vào một đống, một con rắn nổi lửa đốt cây cỏ, lấy tro rắc khắp bãi đất vừa mở. Lạ thay, sớm hôm sau không thấy cây cỏ nào mọc lại được nữa.
Nhờ các con giúp sức, chả bao lâu bà Chóa đã vỡ xong cả bãi sông. Mấy mẹ con lại đi chặt giống dâu về trồng. Mùa xuân tới, hom dâu đua nhau nảy cành đâm nhánh xanh tốt um tùm. Ba mẹ con lại kéo nhau đi hái lá về chăn tằm, nuôi tằm chín làm kén kéo tơ.
Rồi tơ mắc lên khung cửa.
Một hôm bà Chóa có việc phải dậy từ tờ mờ đất, để chuẩn bị khuôn dệt. Mải làm, bà Chóa không để ý đến hai con rắn cũng dậy từ bao giờ. Mỗi bước bà đi, hai con rằn đều quấn theo. Vô tình bà Chóa dẫm mạnh vào đuôi một con rắn. Đau quá, con rắn quẫy mạnh làm khúc đuôi đứt rời. Con cộc đứt đuôi, nén đau, bảo:
- Máu thịt cha mẹ cho ta, không thể phí. . .
Nói rồi quay lại đớp khúc đuôi cụt ngậm vào miệng. mắc xong cửa, nhưng lúng túng mãi chưa biết cách nào dệt được hàng tơ ngang vào. Con rắn Cộc lúc này mới nhả khúc đuôi của mình ra, đưa cho mẹ:
- Mẹ lấy khúc đuôi này làm con thoi sẽ dệt được!
cầm mẩu đuôi đã cứng đanh như sừng, làm theo cách rắn Cộc bày cho, quả nhiên dệt được sợi ngang vừa đều vừa đẹp.
Tấm lụa dệt xong bà Chóa cùng con mang ra giăng rộng phơi trên bờ sông. Dân làng đi làm sớm, trông thấy bảo nhau:
- Sao mặt trời chưa lên, đã có mảng nắng vàng óng lạ quá thế kia!
Người nọ ới người kia, cả lang lũ lượt kéo nhau tới xem. Lúc đó mới biết đây là tấm lụa của bà Chóa. Người khen tơ lụa mịn mát chưa từng thấy bao giờ. Người ao ước có được tấm lụa may quần áo đi dự hội xuân. Người thiết thực hơn thì ngỏ lời nhận lỗi với bà Chóa vì cách đối xử thậm tệ khi trước rồi xin bà vui lòng truyền nghề cho. . .
Mọi người xúm xít vây quanh bà Chóa, khen ngợi ca tụng không hết lời. Đứng bên tấm lụa, bà Chóa chợt nhớ tới hai con rắn:
- Công dệt tấm lụa này còn có hai con tôi. Cộc ơi, Dài ơi, các con đâu rồi?
- Có chung con đâu mẹ ạ!
Trả lời xong, Cộc và Dài đều trút bỏ lốt rắn, thành hai chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, tiến đến bên mẹ. Sau bao gian lao vất vả, ba mẹ con đã được thật sự đoàn tụ trong kiếp người. Từ đó, ba mẹ con ra sức truyền nghề. Ngày nay ở vùng Dũng Liệt, Yên Phong vẫn còn đền thờ.