Anh (chị) suy nghĩ gì về câu ngạn ngữ Anh: Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng, Bạn đã từng đọc truyện “Thầy bói xem voi” chưa? Tôi...
– Anh (chị) suy nghĩ gì về câu ngạn ngữ Anh: Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng. Bạn đã từng đọc truyện “Thầy bói xem voi” chưa? Tôi nghĩ chắc hẳn trong các bạn đa số đã đọc rồi, dù không đọc cũng đã nghe kể về câu chuyện phổ biến này. Câu chuyện dạy chúng ta không nên có cái nhìn ...
Gợi ý
– Đặc điểm của vàng. Vàng khác biệt như thế nào đối với các kim loại khác.
– Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhưng không phải cái gì óng ánh cũng là vàng.
– Đừng nên vội đưa ra nhận xét hay kết luận vội vã khi chỉ mới nhìn vẻ bề ngoài.
– Thức tỉnh con người trước những giá trị ảo.
Bài làm
Bạn đã từng đọc truyện “Thầy bói xem voi” chưa? Tôi nghĩ chắc hẳn trong các bạn đa số đã đọc rồi, dù không đọc cũng đã nghe kể về câu chuyện phổ biến này. Câu chuyện dạy chúng ta không nên có cái nhìn phiến diện, một mặt mà đã vội rút ra kết luận, nhận định vấn đề hoặc sự vật nào đó. Và trong cuộc sống thực tế cũng vậy, ta không thể chỉ nhìn vỏ bọc tôt đẹp, vẻ hào nhoáng bên ngoài mà đã vội vàng tin tưởng, rút ra kết luận được. Vì một lí lẽ rất đơn giản: “Không phải cái gi óng ánh cũng là vàng”.
Vàng là một kim loại quý nhưng xét về độ sáng nó không bằng nhôm, xét về tính dẫn điện lại không bằng bạc, vậy thì sao vàng lại là kim loại quý nhất? Đó là vì vàng có độ bền rất cao. Nhôm tuy óng ánh nhưng dễ bị oxi hóa, rỉ sét rất nhanh chóng, còn bạc tuy dẫn điện tốt hơn nhưng độ bền cũng không thể sánh bằng vàng. Người ta thường nói rằng “Vàng thật không sợ lửa’’ và họ lấy vàng làm chuẩn mực, ví von cho nhiều điều sâu sắc hơn trong cuộc sống, nhấn mạnh cho chúng ta hiểu rõ giá trị đích thật chính là vẻ đẹp trong tâm hồn chứ không phải vẻ ngoài. Câu nói “Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng” có nghĩa là trong đời thường không phải cái gì óng ánh, rực rỡ sắc vàng cũng là vàng. Trong cuộc sống muôn màu không phải cứ có vẻ ngoài đẹp đẽ là phẩm chất sẽ tốt đẹp. Chúng ta đừng nên vội đưa ra nhận xét hay kết luận quá nhanh khi chỉ mới nhìn vẻ ngoài. Cũng như ông bà ta thường khuyên rằng “đừng trông mặt mà bắt hình dong”. Trường hợp này chúng ta cũng bắt gặp được trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải khi nhân vật “Tôi” đến Hà Nội với vẻ ngoài quê mùa hỏi thăm đường lại bị coi thường, không đếm xỉa tới dù nhân vật “tôi” là một người cao tuổi đã qua nhiều trải nghiệm đáng quý trong đời người. Đó cũng chính là căn bệnh chung của xã hội và giới trẻ thời nay. Họ chỉ quan tâm đến việc chăm chút bề ngoài, họ bỏ bao nhiêu là tiền bạc để lấy sự trẻ trung, xinh đẹp, sang cả nhưng ít ai chịu dành vài phút để xây dựng vẻ đẹp tâm hồn mình. Họ nhìn người, kết bạn, tôn trọng đối phương hay không cũng dựa trên vẻ ngoài, danh tiêng chứ chẳng thèm nhìn tới giá trị tinh thần của người khác vì cả giá trị của chính họ cũng đã bị bỏ quên lâu rồi.
Chúng ta hãy nhìn thẳng vào vấn đề và hãy thức tỉnh đi! Đừng mắc phải căn bệnh đáng sợ trên. Thử hỏi có giá trị nào cao bằng đạo đức và tâm hồn. Không có đạo đức có nghĩa là nhân cách bị sút giảm nghiêm trọng, không có tâm hồn thì bạn sông chảng qua chị còn cái vỏ ngoài mà thôi. Đừng để bản thân mình và những người xung quanh chỉ có bề ngoài còn bên trong thì hoàn toàn rỗng tuếch.
Tôi đọc đâu đó một câu chuyện như sau: Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Để tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sông thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian. Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chình những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên, sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trông mênh mông cao cả trăm mét. Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm. Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian, Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: “Trong cuộc đời; chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điểu sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình. Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giậu. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Chúng ta đa số cũng gần như anh chàng nghệ sĩ trên, cái chúng ta thường hướng tới là những cái đẹp phù phiếm mà quên đi thực tế phải như thế nào. Chúng ta quá chú trọng bề ngoài để rồi dần quên đi bản chất bên trong mà quên mất rằng “Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng”. Hãy đừng mắc sai lầm như anh chàng họa sĩ kia, hãy biết nhìn sự vật sự việc một cách toàn vẹn, đừng đánh giá và quyết định dựa vào vẻ bề ngoài.
Trong xã hội có những người vẻ ngoài sang trọng, hào nhoáng nhưng lại ich kỉ, nhỏ nhen, có người ăn mặc đơn sơ, giản dị nhưng sần lòng giúp đỡ bất kì ai khi gặp khó khăn. Nếu là bạn bạn sẽ chọn ai làm bạn bè? Đừng chỉ lo chăm chút bề ngoài mà hãy nhớ rằng vẻ đẹp nhân cách, đạo đức, tâm hồn mới là chuẩn mực thật sự của vẻ đẹp nhân loại. Hãy nhớ rằng “Không phải cái gì óng ánh củng là vàng” và không phải cái gì tối tãm, bèo nhèo cũng là cận bã. Hãy nhớ rằng quanh ta không thiếu những thứ chỉ có giá trị ảo, chỉ lốt đẹp bên ngoài: Một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn tràn đầy tình yêu thương đó mới chính là giá trị đích thật – đó là vàng vậy!