26/04/2018, 08:31

Bằng tất cả lòng biết ơn bậc sinh thành. Anh (chị) hãy viết về Mẹ mình, Mẹ! Một lần nữa, xin nói hai tiếng cảm ơn mẹ thật to, thật rõ,...

– Bằng tất cả lòng biết ơn bậc sinh thành. Anh (chị) hãy viết về Mẹ mình. Mẹ! Một lần nữa, xin nói hai tiếng cảm ơn mẹ thật to, thật rõ, thật chân thành. Nghe đâu đấy câu chuyện của những tấm gương hiếu hạnh. Và, nghe đâu đây trong tâm tưởng con có một mùa Vu Lan lại về: mùa Vu Lan với bao tâm ...

– Bằng tất cả lòng biết ơn bậc sinh thành. Anh (chị) hãy viết về Mẹ mình. Mẹ! Một lần nữa, xin nói hai tiếng cảm ơn mẹ thật to, thật rõ, thật chân thành. Nghe đâu đấy câu chuyện của những tấm gương hiếu hạnh. Và, nghe đâu đây trong tâm tưởng con có một mùa Vu Lan lại về: mùa Vu Lan với bao tâm tưởng, nghĩ suy.
Mẹ! Một lần nữa, xin nói hai tiếng cảm ơn mẹ thật to, thật rõ, thật chân thành. Nghe đâu đấy câu chuyện của những tấm gương hiếu hạnh. Và, nghe đâu đây trong tâm tưởng con có một mùa Vu Lan lại về: mùa Vu Lan với bao tâm tưởng, nghĩ suy.

Bài làm

Có một thứ ân nghĩa sâu nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên. Không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự, ngập ngừng. Ân nghĩa ấy là tình mẹ: Cao vót! Sâu thẳm và mầu nhiệm! Mẹ – ngôn từ sao mà giản dị đến lạ kì. Có phải mọi chân lí đều gần gũi và đơn giản. Mẹ là một chân lí mà sao cả đời ta cũng không hiểu hết được, dẫu gần gũi xiết bao! ‘Mẹ già như chuối ba hương; Như xôi nếp mật như đường mía lao”.
Có thể nói, cuộc sống của con người bắt đầu từ tình thương. Khác với bản năng di truyền của con vật. Chúng ta được thụ hưởng tình thương cao cả nơi cha, mẹ từ khi chỉ là mầm phôi mong manh. Theo thời gian, ta lớn lên cũng bằng tình thương ấy, tồn tại cũng nhờ tình thương ấy. Như vậy, mẹ – trước hết phải là cội nguồn yêu thương. Đơn giản thê’ thôi. Bởi suy cho cùng, chính mẹ. là người yêu thương ta nhất trên cõi đời này. Không có mẹ nghĩa là ta mất đi một kho yêu thương vô tận nuôi dưỡng con tim, khối óc ta. Và bởi thế, ta mới thấy hai tiếng “Mẹ ai” đơn sơ là thế, nhưng mầu nhiệm và lớn rộng hơn cả vũ trụ mênh mông. Có một ý thơ nói rằng: “Biển thì sâu thẳm quá; Lòng mẹ sâu hơn nhiều”.

Trong tôi, trong bạn, trong tất cả mọi người đều có một phần máu huyết là của mẹ. Vâng, mẹ là người sinh ra ta trên cõi đời, nâng đỡ bước chân ta qua những chông gai, có mặt khi ta cần điểm tựa và lặng lẽ âm thầm trong sự thành công của ta. Yêu thương là thấu hiểu và có thấu hiểu thì mới thật sự là yêu thương. Ta còn háo thắng và bồng bột lắm, không hiểu được tình cảm của Người. Thế mà, cứ như một dòng sông, cha mẹ ôm trọn cuộc đời con và con có mặt trong cuộc đời cha mẹ; cả ba hoà vào nhau, để cùng có chung một nhịp đập trong lưu viễn thời gian và yêu thương. Bởi thế, ta có lỗi lầm đến đâu, kém hèn đến đâu cũng được lòng mẹ nâng đón ta về.
Rất tiếc trên đời này, không có cây cọ nào có thể vẽ nổi một bức chân dung sống thực của mẹ. Cho nên, ta chỉ xin mượn những gì cao đẹp nhất của vũ trụ để mường tượng về con tim của Người:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình.
Dạt dào…

Tình mẹ tha thiết như đồng lúa chiều Rì rào…”
Ca từ của Y Vân như khúc vọng thanh, tha thiết về tình mẹ, về lòng mẹ: Một tượng đài bất tử của muôn đời.
Cuộc đời vốn vô thường; “màu thời gian” vô tình. Trớ trêu thay, ta càng lớn, càng khoẻ thì mẹ càng lúc càng đến gần cái dốc bên kia của cuộc đời. Sợ lắm chứ! Có một ngày nào đó, một ngày nào đó ta thấm thía sự cô đơn mênh mông của những ai không còn mẹ: “Như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, ngỡ đời mình không lớn khôn thêm, như bầu trời thiếu ánh sao đêm”. Và từ đó, ta càng xót xa, càng đau cho những ai đã mất đi mẹ, đã mất đi món quà tuyệt diệu của thượng đế ban cho:
“Khi xưa tôi còn nhỏ Mẹ tôi đã qua đời Lần đầu tiên tôi hiểu thân phận trẻ mồ côi”
Còn mẹ, ta thật sự cảm nhận được từng ngày, từng giờ niềm hạnh phúc của người còn mẹ; niềm hạnh phúc của đứa con sống trong trái tim, tình thương của Người. Để ta sẽ không hối tiếc khi cái ngày ấy đến, để ta không ngậm ngùi:

“Quỳ sám hối trước mộ chiều khóc mẹ Dù muôn phương – chỉ một nơi này”
Nói cho đến cùng, giả sử cõi đời này có một đấng tạo hoá, một thượng đế nặn ra muôn loài, thì rõ ràng ta cảm thấy mình sao thật hạnh phúc. Vì thượng đế là đấng tự sinh, còn ta, ta có mẹ. Ta có những lời ru ngọt ngào khi ‘II nằm nôi; có dòng sữa ngọt lịm và nhất là có cả một biển yêu thương vô
tận. Dẫu cho, “Ta đi trọn kiếp con người; vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” Nguyễn Duy). Và, ai có thể quên được khúc hát ru mênh mang tình mẹ, qua tiếng thơ Xuân Quỳnh:
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
………
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông ”
Đẹp và diệu kì là thế. Mẹ hiện hữu trong mỗi chúng ta lúc nào mà không đẹp! Trong thơ ca, mẹ cũng vời vợi, mêng mông. Dường như, mọi ngôn từ cao quý của nhân loại đều dâng lên chữ Mẹ. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã’ từng làm mẹ, cũng lắng nghe được âm thanh nho nhỏ của con thơ khi nằm trong bụng mẹ; cũng từng yêu thương cái quẫy đạp của con mình. Bởi thế, tấm lòng của một người mẹ được chị viết:

“Mẹ đi trên hè phố Nghe tiếng con đạp thầm Mẹ nghĩ đến bàn chân Và con đường tít tắp Bỗng như lên tiếng hát Từ màu mạ dưới đồng Từ hạt cây trong rừng Từ con buồm trên biển”
Vâng, những điều này: “con chẳng biết được đâu” chỉ có khi nào con được làm cha làm mẹ. Bởi lẽ, lúc đó con mới thấy được công lao trời bể của đấng sinh thành. Đạo lí này không phải chỉ được nhấp trên đầu môi, mà đó là sự co thắt trong từng khúc ruột. Từ thuở hài nhi mới vào thai. Hình hài con là kết tinh của cha, là máu tuỷ của mẹ, là hơi thở và linh hồn của trái tim thắm đượm tình yêu thương. Sinh con ra, mẹ đã dành cho con tất cả, từ “cái màu xanh trên cửa”, “bông hoa cuối vườn”, “ông mặt trời chiều hôm”, “tiếng chim kêu buổi sáng” cho đến tình thương và cả cuộc đời mẹ.

Trên cõi đời này, có những điều như một huyền thoại. Một huyền thoại mà làm nên những cái thật muôn đời. Mẹ cũng thế, ở bất kì đâu, dù thành thị
hay nông thôn dù chốn cung đình hay túp lều dân dã, dù là người miền cao nay người xuôi cho đến cả quả địa cầu này, nơi đâu cũng có tình mẹ. Cả nhân loại, dù khác màu da và tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ…. song tất cả đều thấm nhuần tình cảm của mẹ, đều được nuôi dưỡng từ tình thương của mẹ. Cảm ơn Mẹ, một giáo sư tài ba, dạy về lòng yêu thương – một phân khoa quan trọng nhất của trường đại học cuộc đời.
Thay lời cho những ai đang còn mẹ, xin cài lên ngực áo của người bông hồng thắm đỏ, tươi màu, … Tháng bảy – mùa Vu Lan. báo hiếu lại về. Chỉ tháng bảy thôi ư? Sao không là suốt cả một cuộc đời – một cuộc đời với những tháng bảy cho con. Mẹ! Cái tiếng gọi thân thương mà từ khi bập bẹ cho đến lúc bạc đầu con cũng chưa hiểu hết chiều sâu.
Mẹ! Có nghĩa là bắt đầu cho cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc. Mẹ! Mẹ là duy nhất: là mặt trời – là mặt đất – là một vầng trăng. Mẹ là tứ tha lung linh nhất của đời con. Mẹ không sống đủ trăm năm, nhưng mẹ đã cho con dư dả nụ cười và tiếng khóc. Chỉ có một lần mẹ không ngăn được con khóc – là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con: ấy là khi mẹ không còn nữa Và từ đó… hoa hồng đỏ chợt bạc màu hoá trắng.

Mẹ! Một lần nữa, xin nói hai tiếng cảm ơn mẹ thật to, thật rõ, thật chân thành. Nghe đâu đấy câu chuyện của những tấm gương hiếu hạnh. Và, nghe đâu đây trong tâm tưởng con có một mùa Vu Lan lại về: mùa Vu Lan với bao tâm tưởng, nghĩ suy. Đoá hoa tâm hiếu hạnh tròn đầy, tuy không gợi sắc màu mà hương thơm ngược gió bay xa. Chúng con cúi xuống dâng mẹ, nguyện rằng trong suốt cuộc hành trình của đời con luôn có mẹ. Mẹ ơi!

                                                                         

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0