Anh/chị hãy viết bài luận để làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Khi sử dụng tiếng Việt (nói, viết), mỗi người cần có trách nhiệm cao: nói viết đúng chuẩn, không lạm dụng khi vay mượn tiếng nước ngoài, cần phát huy tinh thân nói lời hay ý đẹp, giữ gìn tính lịch sự khi nói, viết. Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu ...
Khi sử dụng tiếng Việt (nói, viết), mỗi người cần có trách nhiệm cao: nói viết đúng chuẩn, không lạm dụng khi vay mượn tiếng nước ngoài, cần phát huy tinh thân nói lời hay ý đẹp, giữ gìn tính lịch sự khi nói, viết.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thểnào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu mỗi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đưòng.
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
(Lưu Quang Vũ)
Từ ý thơ trên, anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 600 từ) để làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt.
a) Mấy đoạn thơ trong bài thơ tiếng Việt thể hiện lịch sử, sức sống, vẻ đẹp trong sáng của tiếng mẹ đẻ:
- Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: “Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục ”
“Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói”(Phạm Văn Đồng)
- Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện qua những mặt cơ bản sau:
b) Tiếng Việt có vốn từ ngữ vô cùng phong phú: có hệ thống những chuẩn mực và quy tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết) về phát âm, chữviết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài viết; có khả năng diễn đạt đầy đủ, tinh tế đời sống tư tưởng, tình cảm phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta...
c) Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.
d) Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
e) Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sử của lời nói
- Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt.
- Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt, ca dao có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ”
- Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm
- Phải biết cám ơn người khác
- Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ
- Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp
g) Những yếu tố sau đây có thể dẫn tới lời văn không trong sáng, dùng từ sai, đặt câu không đúng nguyên tắc, sai hoặc thiếu dấu câu, dùng kí hiệu sai quy định.
h) Trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.