12/01/2018, 10:47

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự đồng cảm sẻ chia

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự đồng cảm sẻ chia Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người như đã trở ...

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự đồng cảm sẻ chia

Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác

Bài làm

Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo, phải ai tai nấy”. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh để phát huy truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn gữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người sông không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại

Giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo . Người đời cũng có câu: ‘‘Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình’’ - bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại tồn tại giữa tập thể, công đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngay nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người ththì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. khi hai chữ “văn minh” chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến cái “nglũa vụ” của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng, hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà “văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời không cô' mà phát huy những nét đẹp đó của ông cha.

Dù đang phát triển nhưng "đất. nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ” đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", bên cạnh những toà cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phô', trên những bãi biển. Cuộc sống cùa không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bời nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập cùa từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi .Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một “đất nước” nhưng chúng chung một “biên giới” đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa, nó xiết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đắng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muôn hấp dẫn rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được “thực hành” và tự làm nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trớ thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, “tối lửa tát đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét dẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó kihàn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và huỷ diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự “trả thù” của thiên nhiên, chịu những cơn giận giữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn kán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng dù làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận “trả đũa” của chiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bảo Chanchu tràn bờ đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn khổ, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân, hay trong vụ sụp cầu cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù dờn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cánh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà canh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng dả cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn
nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối toàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ “Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận đẽ sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

                                                                                 soanbailop6.com

0