Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài tập làm văn số 6 lớp 11
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 1 2 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 2 3 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội ...
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 1 2 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 2 3 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 3 4 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 4 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 1 “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Dân tộc Việt Nam từ xa xưa đến nay đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lí của dân tộc. Thế nhưng, dường như truyền thống tốt đẹp ấy ngày càng bị bào mòn đi theo sự phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người ta càng có xu hướng vun vén cho bản thân, gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề của xã hội. Sự thờ ơ đó đã góp phần làm cho căn bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, lại càng có điều kiện để lây lan mạnh hơn. Nếu như ung thư là căn bệnh tàn phá thể xác thì vô cảm chính là căn bệnh tàn phá tâm hồn. Thật đáng buồn khi căn bệnh ấy ngày một lan tràn trong cái xã hội nhỏ bé, chật chội này. Bệnh vô cảm đã làm mất đi tình thương giữa con người với con người, “Dòng máu hồng hào nay đã trở thành dòng máu trắng” (Diệu Hương). Nếu như ngày xưa, người xấu số chết bên đường, được người đi qua đắp cho một hòn đất và cắm cho nén hương thì giờ đây người ta thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đau xót làm sao khi trước một vụ tai nạn, nạn nhân bị tử vong, không một ai có ý định đắp cho kẻ bạc phước một mảnh chiếu hay cắm cho người xấu số một nén hương. Đâu đó thấp thoáng những lời bình phẩm "chết trẻ khỏe ma", “lại thích trèo lên nóc tủ ăn chuối xanh”. Người ta chen chân vào xem cho bằng được “người xấu số” ấy nhưng ít lắm những lời xót xa, an ủi, ít lắm những giọt nước mắt mà chỉ có những đôi mắt ráo hoảnh. Tôi đã từng chứng kiến cảnh một tốp thanh niên đi vào viện thăm bố của một đồng nghiệp. Không một ai vào phòng thăm người bệnh, họ chỉ đưa túi hoa quả, bánh kẹo cho người nhà bệnh nhân rồi đứng ngoài bình luận: “Thế mà bảo bố nó ốm nặng lắm. Trông thế kia còn lâu mới chết”. Vô cảm! Người ta vô cảm đến mức tự biến mình thành một người vô lương tâm, một người không có văn hoá. Điều đáng buồn là sự vô cảm ấy không chỉ đối với những người ngoài xã hội mà còn đối với cả những người thân trong gia đình, với cả người đã “mang nặng đẻ đau” mình. Có cô con gái học đại học rồi mẹ ốm mà không biết làm gì, khoác tay cậu bạn trai vào thăm mẹ với một túi mì tôm. Cô xin các bệnh nhân cùng phòng một ít nước sôi, đổ vào bát mì rồi úp lại bảo mẹ: "Lúc nào mì nở hết, mẹ ăn nhé. Con không ăn được mì tôm, con đi ăn phở đây". Rồi cô gái vô tư kéo tay ban trai mình ra ngoài họ đi ăn phở ngoài phố. Cô gái không biết rằng mẹ mình ngồi quay lưng vào trong và lặng lẽ khóc. Bệnh vô cảm đã trở thành cái tội bất hiếu?. Không xét đến chuyện bất hiếu hay không, chỉ buồn trước cách cô con gái đã đối xử với người mẹ của mình – người đã sinh thành và nuôi dưỡng cô như ngày hôm nay. Tình thương là cái quý giá của con người nhưng bệnh vô cảm đã làm mất đi phẩm chất ấy. Bệnh vô cảm đang lan tràn từ trong nhà ra ngoài phố, len lỏi vào từng ngõ ngách của xã hội. Bệnh vô cảm đã làm cho con người trở nên vô tri, vô giác trước nỗi đau của nhân loại. Cơn bão Shangxhen đi qua để lại bao đau thương mất mát cho đồng bào miền Trung. Trên các trang báo điện tử liên tục cập nhật những tin tức mới, kèm theo đó là những hình ảnh và câu chuyện cảm động về số phận của những con người đang nằm trong vùng bão. Trong khi cả nước đang chung tay góp sức để bù đắp lại những tổn thất, thương đau của đồng bào mình thì ở một quán cà phê nọ, họ – những người Việt trẻ – trí thức cùng nhau bình phẩm và chê bai những bức ảnh chụp cảnh bà con nhận quà cứu trợ. Bên cạnh những chiếc điện thoại di động thời trang, những laptop sành điệu những người bạn ấy vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Ngày xưa khi còn đi học, ai cũng thuộc lòng câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Bây giờ ngẫm lại mới thấy xót xa. Mới đây thôi, chắc hẳn ai cùng biết em Bình (Hà Nội) bị hành hạ suốt 13 năm. Gia đình không biết, khu phố không biết và cả xã hội cũng không ai hay. Sự vô cảm đến lạnh nhạt, đến tê dại ngự trị trong mỗi người. Họ sợ rắc rối, sợ phiền toái để rồi trở thành một người vô cảm. Họ quay lưng đi trước nỗi đau, sự khốn khổ của người khác bởi vì không muốn "mua cái rắc rối vào người". Hay vừa qua, tại một trường mầm non tư thục ở Đồng Nai, sự vô lương tâm và vô cảm đã khiến những em bé non dại, vô tội và thơ ngây bị đối xử như những con vật. “Trẻ em như búp trên cành” thế nhưng sự vô cảm trong lòng người lớn đã vùi dập những “búp non” ấy. Và càng đau đớn, xót xa thay khi gia đình, cha mẹ và xã hội biết nhưng không mấy ai dám lên tiếng. Sự vô cảm đã át đi tình người, tình đồng loại. Bệnh vô cảm làm cho con người ta như một cái máy, làm việc nhưng không hề có cảm xúc. Con người cũng vì thể mà không thể hoà nhập với cộng đồng. Cuộc sống trở nên đơn điệu và tẻ nhạt. Một người cán bộ Nhà nước vô cảm sẽ xa rời quần chúng nhân dân, không có trách nhiệm trong công việc, họ thờ ơ trước những bức xúc chính đáng, quyết định những chuyện liên quan đến cuộc sống của nhân dân mà không hề có tấm lòng, không có sự lo lắng, mặc cho dân ra sao thì ra, và cũng không hề lắng nghe ý kiến đóng góp của dân hoặc có nghe nhưng không bao giờ để ý. Sau việc thiếu hụt tiền cứu trợ lũ quét ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại đến việc báo cáo sai về việc xoá nhà tranh tre dột nát cho gia đình thương binh liệt sĩ ở Can Lộc, Thạch Hà. Chưa kể đến việc những người cán bộ ấy đồ lừa dối tỉnh, lừa dối Trung ương về khoản tiền trợ cấp, chưa kể đến việc họ là những người đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở địa phương, họ vô cảm hay đúng hơn là vô ơn với những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, cho họ cuộc sống thanh bình ngày hôm nay. Một bác sĩ vô cảm trong công việc không thể có tình thương với người bệnh. Và cũng vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, hậu quả là cái chết đáng tiếc. Với trình độ y học ngày nay, bệnh viêm ruột thừa không phải là một căn bệnh quá khó chữa trị nếu được chuẩn đoán kịp thời. Thế nhưng, tại TP. Hồ Chí Minh đã có nhưng y bác sĩ vì vô cảm và vô lương tâm mà để bệnh nhân nằm chờ gần 30 tiếng đồng hồ dẫn đến cái chết tức tưởi. Người ta đã vô cảm đến mức, khi có kết quả của phòng khám kết luận là "viêm ruột thừa, cần nhập viện gấp để mổ, thì các bác sĩ lại cứ để cháu nằm chờ. Bên cạnh bệnh vô cảm, đó phải chăng còn là sự suy đồi về đạo đức, sự xuống cấp về y đức của các bác sĩ nói trên. Đáng buồn hơn, bệnh vô cảm đang ngày một có xu hướng lây lan trong giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Ban đầu là sự vô cảm với kiến thức mình đang được học, Ngày xưa, người ta khóc vì thương nàng Kiều phải bán mình chuộc cha, ngày nay khi thầy giáo giảng đến đoạn “Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân” chỉ bắt gặp những cái lắc đầu ngán ngẩm cùng những cái ngáp dài ngáp ngắn. Học sinh bây giờ không thể cảm Kiều bởi vì vô cảm. Nhưng dần dần sau đó, lại là sự vô cảm với chính cuộc sống và việc học của mình. Có những học sinh điểm 1 không buồn, điểm 9,10 không vui bởi vì thực sự chúng đâu có quan tâm mình đang học gì và cũng chẳng ý thức được ý nghĩa của việc học ấy. Thật đáng lo ngại khi những chủ nhân tương lai của đất nước lại vô cảm với sự học khi mà đó chính là hành trang giúp chúng vững bước sau này. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân càng được nâng cao. Và khi con người ta phải lao mình vào cái vòng xoáy cơm áo gạo tiền thì dường như tình cảm giữa người với người trở nên xa lạ và phản cảm hơn. Họ thờ ơ với tất cả, với cuộc sống xung quanh. Đôi lúc họ cảm thấy vô cảm, mòn mỏi với chính bản thân mình. Gần đây, hội chứng self-cut được nhiều các bạn trẻ coi là cách để giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Bằng những vật dụng như dao, kéo.,, họ tự làm đau bản thân để chạy trốn nỗi đau bằng ảo giác. Thế nhưng khi tự hành hạ bản thân, họ có chắc chắn rằng sẽ xoa dịu được nỗi đau tinh thần hay chỉ mang lại nỗi buồn, sự xót xa cho cha mẹ, những người thật sự yêu thương họ? Vô cảm với chính mình, với những người xung quanh, họ đang quay lưng lại với hạnh phúc, tình yêu thương vả sự quan tâm của gia đình, bạn bè, xã hội. Người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thế nhưng cách sống ngày nay đang dần dần gặm nhấm những truyền thống ấy. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực, trong công việc thì không ai dại gì đấu tranh mà ảnh hưởng đến công tác. Cái xấu vì thế càng nhiều, người xấu càng được đà mà lấn tới. Bệnh vô cảm đã trở thành căn bệnh của thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh thờ ơ trước cuộc sống xung quanh, trước nỗi đau của người khác, trước những vấn đề chung của xã hội, đôi khi còn là sự thờ ơ với chính cuộc sống của mình. Xã hội vô cảm là một xã hội chết. Bên cạnh những ngươi mang căn bệnh “lạnh tim” đáng sợ vẫn còn những trái tim nhân ái, biết xúc động trước những cảnh ngộ khó khăn, vẫn có những đôi mắt không hề ráo hoảnh trước đau thương và mất mát. Đó là cuộc “Hành trình nhân ái” của VNPT đã giúp cho bọn trẻ sống dập dềnh trên những thùng phuy ở bãi giữa sông Hồng, những người dân quanh năm sống qua ngày bằng ngô xay ở vùng Simacai (Lào Cai), cư dân của xóm vạn chài nghèo Vạn Hoà Xuân (Huế) có một cái Tết sớm và đầy đủ hơn. Đó là cuộc vận động kí tên "Xoa dịu nỗi đau da cam", là những đêm nhạc ủng hộ người nghèo, nạn nhân vùng bão lũ … Những trái tim không vô cảm đã có cơ hội để san sẻ tình yêu thương của mình với đồng bào, với những mảnh đời bất hạnh. Những hoạt động ấy tuy mới chỉ đang "bước chập chững những bước đầu tiên" thế nhưng cũng đem đến cho ta niềm hi vọng vào một ngày mai, sức mạnh của lòng nhân ái sẽ đánh bật căn bệnh vô cảm đang ngày một lây lan trong xã hội. Đất nước phát triển, nhưng cuộc sống của đồng bào mình vẫn còn khó khăn nhiều. Cần lắm những bàn tay, những khối óc góp sức xây dựng đất nước, cần hơn những tấm lòng nhân ái biết rung động, xót xa trước những hoàn cảnh kém may mắn. Thiết nghĩ, vô cảm có thể là một căn bệnh nhưng chắc chắn không thể biến thành đại dịch khi cuộc đời còn có những trải tim biết cảm thông, chia sẻ. Hãy tin rằng trong xã hội ngày nay hay dù ở bất kì thời đại nào, tình thương yêu giữa mọi người, giữa cộng đồng vẫn mãi mãi tồn tại chỉ có điều đôi khi nó vẫn ẩn nấp đâu đó sâu trong lâm hồn mỗi người. Hãy khích lệ lòng trắc ẩn và tình yêu thương có trong mỗi chúng ta từ lúc được cha mẹ sinh thành, để cùng hành động kiên quyết nói KHÔNG với bệnh vô cảm. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 2 Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: "Bệnh vô cảm" , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới. "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình. Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn" , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao! Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Để xứng đáng với danh nghĩa "con người" đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 3 Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là tình cảm. Người ta nói con người là loài sinh vật sống bằng tình cảm. Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã mang con người đến lại gần nhau hơn. Con người ai cũng sống bằng cái tình thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh ta sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn những áng mây đen, mặt đất này sẽ không còn những lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thong, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái tình mà ra, nếu một khi bạn đã đánh mất đi cái tình người ấy thì khi đó bạn đã tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri và lúc này con người sẽ không còn là con người nữa. Cái hạnh phúc lớn nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này đó chính là được sống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người. Danh ngôn có câu: kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều, nhưng đánh mất đi cái tình thì là mất tất cả. Thật vậy một người sống mà không có tình cảm thì trở nên hung bạo và tàn nhẫn vô cùng, cha con có thể bất hòa, vợ chồng vì cải nhau mà li tán, an hem vì tranh giành mà bất đồng, bạn bè vì tình cảm mà có thể giết hại lẫn nhau, Tất cả là vì họ không biết cảm thông, họ không cảm nhận được cái hạnh phúc của cuộc sống, họ quá vô tình và thờ ơ với thực tại. Hằng ngày bạn thường đối mặt với những bộn bề của cuộc sống, nhiều lo toan trong công việc hay cũng có lúc bạn mãi mê trải mình trong những phút giây lạc thú, vui vẽ bên bạn bè mà đã lãng quên đi phút giây êm đềm, hạnh phúc, những hình ảnh thiêng liêng cao cả của cha, của mẹ, những người ngày đêm thương nhớ, mong chờ, dõi theo bước chân bạn từng phút, từng giây. Ấy thế mà mỗi khi đang đi với bạn bè tình cờ bắt gặp cha và mẹ đang làm những công việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì bạn vẫn cuối đầu mà bước tiếp, điềm nhiên một cách lạ thường. Thử hỏi tại sao? phải chăng vì rào cản của sự mặc cảm quá lớn đến nổi bạn không thể trèo qua? Sao lại vô tình đến thế, chính cái bệnh vô cảm đã làm cho ngọn lửa yêu thương trong trái tim của bạn đã vụt tắt? Tình cảm nó giống như những hạt mưa, mưa càng to thì có thể dập tắt đi ngọn lửa của sự căm hờn, của long thù hận hay ghen ghét, nhưng nó có thể là ngọn lửa của tình thương yêu, sự khoan dung, lòng vị tha hay của ước mơ và hi vọng. Tại sao chúng ta lại để cho những ngọn lửa ấy lại vụt tắt đi trong đêm tối. Cuộc sống xung quanh ta còn đầy rẩy biết bao cảnh khổ, những hoàn cảnh thật đáng thương trông mà ai chẳng xót, vậy mà cũng có những kẻ nhìn như không thấy. Nhìn những bà lão tuổi ngoài 70, một tay run run chống gậy, tay kia cầm sấp vé số, đi hết đoạn đường này đến đoạn đường kia, đi trong những hơi thở yếu ớt, đôi chân quằng quại mệt mỏi dường như muốn ngã quỵ; Hay những ông lão khoát trên người bộ sơmi rách, không còn chỗ vá, sống một cuộc đời hành khuất nhờ vào sự bố thí của xã hội. Đáng thương hơn là những đứa bé mới chào đời thì chẳng được nhìn thấy cha mẹ đâu, 5, 3 tuổi thì phải đi lượm ve chai, bán vé số, nhặt từng mẫu bánh dỡ vụn của người khác ăn thừa mà lót dạ, chứng kiến những cảnh đời ấy ai mà chẳng xót, chẳng thương, thế mà có những kẻ lại rất thờ ơ, quá vô tâm cứ ngoảnh mặt mà bước đi trước những số phận vô hình trong khi họ đang cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Phải chăng chính cái bệnh vô cảm đã làm cho bạn trở nên vô tri, vô giác, chẳng them nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người chung quanh? Nói đến đây làm tôi nhớ đến câu nói của Bác: Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái giây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành. Lúc sinh thời Bác thương yêu con người hết mực. Bác không bọ xót một việc nhỏ, Người đã hi sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Vậy sao chúng ta lại khong giống như Bác, tại sao chúng ta lại không noi gương Bác, một con người luôn có tình thương yêu bao la rông lớn, tại sao lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi khổ đau, vẫn còn nhiều trái tim phải vụn vời như thế, tại sao khi nhìn thấy một người gặp hoạn nạn mà lại làm ngơ, thấy một chiếc xe bị ngã hay một em bé bị rơi xuống nước bạn vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đói hoài đến. Một người thầy giáo chỉ vì lo vun vén cho một đứa học trò cưng mà đã phụ đi biết bao trái tim nhỏ bé của những đứa học trò khác, hay vì lí do, phương diện nhìn nào đó mà ở mỗi đứa học trò khác nhau thì việc truyền đạt kiến thức cũng khác nhau. Trong lớp có học sinh gặp khó khăn mà không được bước tiếp đến trường. Khi đó vì chỉ lo cho công việc của bản than mà thầy cô cứ phó mặc cho học sinh. Gần gủi với chúng ta hơn là những người bác sĩ. Một bác sĩ tuy không giỏi lắm nhưng với một trái tim nhân hậu, tấm long của một lương y cảm hóa vào trong từng viên thuốc, từng đôi tay ân cần chu đáo, sự quan tâm , chăm sóc và chia sẽ với bệnh nhân thì chắc chắn họ sẽ mau khỏi hơn là khi được chửa trị với một bác sĩ mà không có cái tâm của người thấy thuốc, thấy người nghèo là cứ muốn bỏ mặc, không cần biết họ thế nào. Hay có những lúc bạn vào trong những shop mua hang, nhìn cách ăn mặc của bạn hơi sành điệu thì chủ shop đón tiếp và phục vụ một cách ân cần, chu đáo, còn nếu bạn ăn mặc hơi quê, hơi bình dân một chút thì họ chẳng để ý, chẳng cần biết đến sựi có mặt của bạn, ngay cả ngôn từ cũng thế. Có phải xã hội này không công bằng hay chăng? Công lý là chính ở trái tim của mỗi người, nếu chúng ta biết hòa đồng điệu trái tim của mình với suy nghĩ của người khác, chúng ta có đặt mình vào vị trí của người thì khi đó chúng ta mới hiểu và cảm thông cho họ. Tức là khi đó cái bệnh vô cảm đã được cảm hóa bằng cái tình của bạn. Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống này, hãy lấy cái tình mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống, hãy vang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm, sẽ chia với những mảnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lổi lầm. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 4 Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật… Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại – đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn …. vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : – Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. – Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. – Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết – Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. – Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà – tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ… Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện – ông Hồ Thanh Hùng – lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn. Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh vô cãm đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa…….là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi nưh không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm…… Thời gian gần đây , Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua – phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ… Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình… tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình… đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ. Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của con người ! Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm – bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ – đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương không những liên quan đến quan chức cấp cao , mà nó càng ngày càng lay lan sang 1 bộ phận mới.Cụ thể là :cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng không xử lý. Khi bệnh nhân tử vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy… (?) Đây chỉ là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong công việc.Nếu biết được hai yếu tố trên tạo nên bệnh thầy thuốc vô cảm, thì chúng ta có thể có những biện pháp khắc phục được. Tất cả nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh thầy thuốc vô cảm, gây ra những cái chết thương tâm cho người bệnh đều phải được xử lý bằng pháp luật. Không nên bao che cho thầy thuốc vô cảm vì bất cứ lý do gì. Đã đến lúc, không thể tiếp tục rao giảng đạo lý y đức cho những thầy thuốc mang bệnh vô cảm do chủ quan, mà chỉ có sự xử lý nghiêm minh bằng luật pháp và sự lên án nghiêm khắc của dư luận thì mới hy vọng rằng, trong tương lai sẽ không còn những cái chết oan uổng của người bệnh bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những con ngưòi , những cơ quan , những chính quyền cố gang loại bỏ căn bệnh này.tiêu biểu như: Phong trào “Ký tên vì công lý” trở thành sự kiện tại VN là tín hiệu vô cùng khả quan của các nạn nhân chất độc da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã ký tên vì công lý chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ. Từ khóa tìm kiếm:hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nayanh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảmanh chị suy nghĩ gì về bệnh vô cảm trong xã hội hiện naytrình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vô cảmbễnh vô cảm diệu hương 11 tập 2suy nghĩ của em về bệnh vô cảm Bài viết liên quanHãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? – Bài tập làm văn số 6 lớp 11Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích”, một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài tập làm văn số 6 lớp 11Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 4Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Cơ năng (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)Đề luyện thi đại học môn Lịch sử số 11Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Thế năng (phần 1)Đề kiểm tra Hóa học lớp 11 số 2
Xem nhanh nội dung
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 1
“Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân tộc Việt Nam từ xa xưa đến nay đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lí của dân tộc. Thế nhưng, dường như truyền thống tốt đẹp ấy ngày càng bị bào mòn đi theo sự phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người ta càng có xu hướng vun vén cho bản thân, gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề của xã hội. Sự thờ ơ đó đã góp phần làm cho căn bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, lại càng có điều kiện để lây lan mạnh hơn.
Nếu như ung thư là căn bệnh tàn phá thể xác thì vô cảm chính là căn bệnh tàn phá tâm hồn. Thật đáng buồn khi căn bệnh ấy ngày một lan tràn trong cái xã hội nhỏ bé, chật chội này. Bệnh vô cảm đã làm mất đi tình thương giữa con người với con người, “Dòng máu hồng hào nay đã trở thành dòng máu trắng” (Diệu Hương).
Nếu như ngày xưa, người xấu số chết bên đường, được người đi qua đắp cho một hòn đất và cắm cho nén hương thì giờ đây người ta thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đau xót làm sao khi trước một vụ tai nạn, nạn nhân bị tử vong, không một ai có ý định đắp cho kẻ bạc phước một mảnh chiếu hay cắm cho người xấu số một nén hương. Đâu đó thấp thoáng những lời bình phẩm "chết trẻ khỏe ma", “lại thích trèo lên nóc tủ ăn chuối xanh”. Người ta chen chân vào xem cho bằng được “người xấu số” ấy nhưng ít lắm những lời xót xa, an ủi, ít lắm những giọt nước mắt mà chỉ có những đôi mắt ráo hoảnh.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một tốp thanh niên đi vào viện thăm bố của một đồng nghiệp. Không một ai vào phòng thăm người bệnh, họ chỉ đưa túi hoa quả, bánh kẹo cho người nhà bệnh nhân rồi đứng ngoài bình luận: “Thế mà bảo bố nó ốm nặng lắm. Trông thế kia còn lâu mới chết”. Vô cảm!
Người ta vô cảm đến mức tự biến mình thành một người vô lương tâm, một người không có văn hoá. Điều đáng buồn là sự vô cảm ấy không chỉ đối với những người ngoài xã hội mà còn đối với cả những người thân trong gia đình, với cả người đã “mang nặng đẻ đau” mình. Có cô con gái học đại học rồi mẹ ốm mà không biết làm gì, khoác tay cậu bạn trai vào thăm mẹ với một túi mì tôm.
Cô xin các bệnh nhân cùng phòng một ít nước sôi, đổ vào bát mì rồi úp lại bảo mẹ: "Lúc nào mì nở hết, mẹ ăn nhé. Con không ăn được mì tôm, con đi ăn phở đây". Rồi cô gái vô tư kéo tay ban trai mình ra ngoài họ đi ăn phở ngoài phố. Cô gái không biết rằng mẹ mình ngồi quay lưng vào trong và lặng lẽ khóc. Bệnh vô cảm đã trở thành cái tội bất hiếu?. Không xét đến chuyện bất hiếu hay không, chỉ buồn trước cách cô con gái đã đối xử với người mẹ của mình – người đã sinh thành và nuôi dưỡng cô như ngày hôm nay.
Tình thương là cái quý giá của con người nhưng bệnh vô cảm đã làm mất đi phẩm chất ấy. Bệnh vô cảm đang lan tràn từ trong nhà ra ngoài phố, len lỏi vào từng ngõ ngách của xã hội. Bệnh vô cảm đã làm cho con người trở nên vô tri, vô giác trước nỗi đau của nhân loại.
Cơn bão Shangxhen đi qua để lại bao đau thương mất mát cho đồng bào miền Trung. Trên các trang báo điện tử liên tục cập nhật những tin tức mới, kèm theo đó là những hình ảnh và câu chuyện cảm động về số phận của những con người đang nằm trong vùng bão. Trong khi cả nước đang chung tay góp sức để bù đắp lại những tổn thất, thương đau của đồng bào mình thì ở một quán cà phê nọ, họ – những người Việt trẻ – trí thức cùng nhau bình phẩm và chê bai những bức ảnh chụp cảnh bà con nhận quà cứu trợ. Bên cạnh những chiếc điện thoại di động thời trang, những laptop sành điệu những người bạn ấy vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Ngày xưa khi còn đi học, ai cũng thuộc lòng câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Bây giờ ngẫm lại mới thấy xót xa.
Mới đây thôi, chắc hẳn ai cùng biết em Bình (Hà Nội) bị hành hạ suốt 13 năm. Gia đình không biết, khu phố không biết và cả xã hội cũng không ai hay. Sự vô cảm đến lạnh nhạt, đến tê dại ngự trị trong mỗi người. Họ sợ rắc rối, sợ phiền toái để rồi trở thành một người vô cảm. Họ quay lưng đi trước nỗi đau, sự khốn khổ của người khác bởi vì không muốn "mua cái rắc rối vào người".
Hay vừa qua, tại một trường mầm non tư thục ở Đồng Nai, sự vô lương tâm và vô cảm đã khiến những em bé non dại, vô tội và thơ ngây bị đối xử như những con vật. “Trẻ em như búp trên cành” thế nhưng sự vô cảm trong lòng người lớn đã vùi dập những “búp non” ấy. Và càng đau đớn, xót xa thay khi gia đình, cha mẹ và xã hội biết nhưng không mấy ai dám lên tiếng. Sự vô cảm đã át đi tình người, tình đồng loại.
Bệnh vô cảm làm cho con người ta như một cái máy, làm việc nhưng không hề có cảm xúc. Con người cũng vì thể mà không thể hoà nhập với cộng đồng. Cuộc sống trở nên đơn điệu và tẻ nhạt.
Một người cán bộ Nhà nước vô cảm sẽ xa rời quần chúng nhân dân, không có trách nhiệm trong công việc, họ thờ ơ trước những bức xúc chính đáng, quyết định những chuyện liên quan đến cuộc sống của nhân dân mà không hề có tấm lòng, không có sự lo lắng, mặc cho dân ra sao thì ra, và cũng không hề lắng nghe ý kiến đóng góp của dân hoặc có nghe nhưng không bao giờ để ý. Sau việc thiếu hụt tiền cứu trợ lũ quét ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại đến việc báo cáo sai về việc xoá nhà tranh tre dột nát cho gia đình thương binh liệt sĩ ở Can Lộc, Thạch Hà. Chưa kể đến việc những người cán bộ ấy đồ lừa dối tỉnh, lừa dối Trung ương về khoản tiền trợ cấp, chưa kể đến việc họ là những người đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở địa phương, họ vô cảm hay đúng hơn là vô ơn với những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, cho họ cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.
Một bác sĩ vô cảm trong công việc không thể có tình thương với người bệnh. Và cũng vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, hậu quả là cái chết đáng tiếc. Với trình độ y học ngày nay, bệnh viêm ruột thừa không phải là một căn bệnh quá khó chữa trị nếu được chuẩn đoán kịp thời. Thế nhưng, tại TP. Hồ Chí Minh đã có nhưng y bác sĩ vì vô cảm và vô lương tâm mà để bệnh nhân nằm chờ gần 30 tiếng đồng hồ dẫn đến cái chết tức tưởi. Người ta đã vô cảm đến mức, khi có kết quả của phòng khám kết luận là "viêm ruột thừa, cần nhập viện gấp để mổ, thì các bác sĩ lại cứ để cháu nằm chờ. Bên cạnh bệnh vô cảm, đó phải chăng còn là sự suy đồi về đạo đức, sự xuống cấp về y đức của các bác sĩ nói trên.
Đáng buồn hơn, bệnh vô cảm đang ngày một có xu hướng lây lan trong giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Ban đầu là sự vô cảm với kiến thức mình đang được học, Ngày xưa, người ta khóc vì thương nàng Kiều phải bán mình chuộc cha, ngày nay khi thầy giáo giảng đến đoạn “Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân” chỉ bắt gặp những cái lắc đầu ngán ngẩm cùng những cái ngáp dài ngáp ngắn. Học sinh bây giờ không thể cảm Kiều bởi vì vô cảm. Nhưng dần dần sau đó, lại là sự vô cảm với chính cuộc sống và việc học của mình. Có những học sinh điểm 1 không buồn, điểm 9,10 không vui bởi vì thực sự chúng đâu có quan tâm mình đang học gì và cũng chẳng ý thức được ý nghĩa của việc học ấy. Thật đáng lo ngại khi những chủ nhân tương lai của đất nước lại vô cảm với sự học khi mà đó chính là hành trang giúp chúng vững bước sau này.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân càng được nâng cao. Và khi con người ta phải lao mình vào cái vòng xoáy cơm áo gạo tiền thì dường như tình cảm giữa người với người trở nên xa lạ và phản cảm hơn. Họ thờ ơ với tất cả, với cuộc sống xung quanh. Đôi lúc họ cảm thấy vô cảm, mòn mỏi với chính bản thân mình. Gần đây, hội chứng self-cut được nhiều các bạn trẻ coi là cách để giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Bằng những vật dụng như dao, kéo.,, họ tự làm đau bản thân để chạy trốn nỗi đau bằng ảo giác. Thế nhưng khi tự hành hạ bản thân, họ có chắc chắn rằng sẽ xoa dịu được nỗi đau tinh thần hay chỉ mang lại nỗi buồn, sự xót xa cho cha mẹ, những người thật sự yêu thương họ? Vô cảm với chính mình, với những người xung quanh, họ đang quay lưng lại với hạnh phúc, tình yêu thương vả sự quan tâm của gia đình, bạn bè, xã hội.
Người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thế nhưng cách sống ngày nay đang dần dần gặm nhấm những truyền thống ấy. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực, trong công việc thì không ai dại gì đấu tranh mà ảnh hưởng đến công tác. Cái xấu vì thế càng nhiều, người xấu càng được đà mà lấn tới. Bệnh vô cảm đã trở thành căn bệnh của thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh thờ ơ trước cuộc sống xung quanh, trước nỗi đau của người khác, trước những vấn đề chung của xã hội, đôi khi còn là sự thờ ơ với chính cuộc sống của mình. Xã hội vô cảm là một xã hội chết.
Bên cạnh những ngươi mang căn bệnh “lạnh tim” đáng sợ vẫn còn những trái tim nhân ái, biết xúc động trước những cảnh ngộ khó khăn, vẫn có những đôi mắt không hề ráo hoảnh trước đau thương và mất mát. Đó là cuộc “Hành trình nhân ái” của VNPT đã giúp cho bọn trẻ sống dập dềnh trên những thùng phuy ở bãi giữa sông Hồng, những người dân quanh năm sống qua ngày bằng ngô xay ở vùng Simacai (Lào Cai), cư dân của xóm vạn chài nghèo Vạn Hoà Xuân (Huế) có một cái Tết sớm và đầy đủ hơn. Đó là cuộc vận động kí tên "Xoa dịu nỗi đau da cam", là những đêm nhạc ủng hộ người nghèo, nạn nhân vùng bão lũ … Những trái tim không vô cảm đã có cơ hội để san sẻ tình yêu thương của mình với đồng bào, với những mảnh đời bất hạnh. Những hoạt động ấy tuy mới chỉ đang "bước chập chững những bước đầu tiên" thế nhưng cũng đem đến cho ta niềm hi vọng vào một ngày mai, sức mạnh của lòng nhân ái sẽ đánh bật căn bệnh vô cảm đang ngày một lây lan trong xã hội.
Đất nước phát triển, nhưng cuộc sống của đồng bào mình vẫn còn khó khăn nhiều. Cần lắm những bàn tay, những khối óc góp sức xây dựng đất nước, cần hơn những tấm lòng nhân ái biết rung động, xót xa trước những hoàn cảnh kém may mắn. Thiết nghĩ, vô cảm có thể là một căn bệnh nhưng chắc chắn không thể biến thành đại dịch khi cuộc đời còn có những trải tim biết cảm thông, chia sẻ. Hãy tin rằng trong xã hội ngày nay hay dù ở bất kì thời đại nào, tình thương yêu giữa mọi người, giữa cộng đồng vẫn mãi mãi tồn tại chỉ có điều đôi khi nó vẫn ẩn nấp đâu đó sâu trong lâm hồn mỗi người. Hãy khích lệ lòng trắc ẩn và tình yêu thương có trong mỗi chúng ta từ lúc được cha mẹ sinh thành, để cùng hành động kiên quyết nói KHÔNG với bệnh vô cảm.
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm 2
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: "Bệnh vô cảm" , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
"Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các