05/02/2018, 12:20

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích”, một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài tập làm văn số 6 lớp 11

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 1 2 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 1 2 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 2 3 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 3 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 1 Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh thành tích. Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống. Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh. Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy,… bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%,… Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%. Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần. Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học… Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ. Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành. Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnhhình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 2 Thành tích là kết quả có thể đánh giá được nhờ nỗ lực của con người. Cũng giống như thành quả, thành công, những thành tích đạt được đều đáng nêu gương và học tập bởi vì những thành tích ấy là do lao động, sáng tạo mà ra. Cuộc sống phát triển là do những thành tích từ mồ hôi, nước mắt của toàn nhân dân, toàn xã hội. Thế nhưng chạy theo thành tích ảo, đánh lừa người khác bằng con số ảo, bằng những báo cáo không đúng sự thật thì lại thật đáng chê trách. Con người ta đôi khi đua ganh, xét nét nhau mà chạy theo thành tích. Vì lẽ đó mà căn bệnh thành tích ngày càng lây lan và gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Trước hết phải nói đến việc nỗ lực đạt được thành tích tốt của một cá nhân hay một tập thể. Đó thật sự là một việc tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Một xã hội mà mọi thành viên đều nỗ lực để đạt được kết quả cao trong các lĩnh vực: thể thao, văn hoá, khoa học, kinh tế…vì lợi ích cho mình và cho cộng đồng, xã hội ấy chắc chắn là một xã hội tiến bộ, nền kinh tế chắc chắn phát triển, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Thế nhưng, thật dáng buồn khi xã hội ngày nay càng phát triển, những nỗ lực, cố gắng để đạt thành tích – một phẩm chất tốt đẹp của các thành viên trong xã hội lại đang trở thành một căn bệnh – bệnh thành tích – một căn bệnh đang là mối đe dọa cho xã hội. Ngày xưa, ông cha ta thường hay nói “Con gà tức nhau tiêng gảy”, "mua danh ha vạn" cũng là để chỉ tâm lí ghen tị, hám danh lợi- một thói tật của con người. Cái danh mua được ấy không chỉ được người chung quanh kính nể mà còn thu lợi thật. Có lẽ vì thế mà bệnh thành tích càng có cơ sở để lây lan, thậm chí bùng phát. Ngày nay, cuộc sống phát triển, nền kinh tế cũng phát triển càng hối thúc việc đua tranh thương hiệu, tiếng tăm, càng kích thích việc chạy đua thành tích ảo. Vấn đề nổi bật nhất hiện nay là "bệnh thành tích trong giáo dục", Đó không chỉ là vì nhà trường, thầy cô muốn có thành tích cao mà còn là gia đình, xã hội ai cũng muốn con em mình có thành tích tốt. “Các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao và hàng chục triệu phụ huynh, gia đình học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích;"(Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo – Nguyễn Thiện Nhân). Phụ huynh vì muốn con em mình có điểm cao hơn thực chất mà sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em được điểm cao. Vậy thì tại sao các thầy cô lại muốn đạt được thành tích cao?. Phải chăng vì kết quả thi cử chính là tiêu chí được sử dụng để đánh giá tình hình giảng dạy và chất lượng của nhà trường, giáo viên. Theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ được hưởng lợi ích là khen thưởng, nâng lương, tiếp tục ở lại trường, lớp và cũng tiếp tục công việc chạy theo thành tích của mình. Và những phụ huynh học sinh, những người thực sự mong muốn cho con em mình có được kết quả học tập tốt nhất, tấm bằng loại khá, loại ưu để thuận lợi cho cuộc sống sau này trở thành những người "đồng phạm". Không thể phủ nhận rằng bên cạnh những bậc phụ huynh thật sự mong muốn cho con em mình đi lên từ chính đôi chân của chúng, vẫn còn những bậc phụ huynh làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất để con em họ qua được kì thi, có một mảnh bằng đảm bảo cho cuộc sống sau này. Tất cả những điều đó âu cũng là xuất phát từ hi vọng, mong muốn con cái mình có cuộc sống tốt đẹp nhất. Tôi đã từng được tai nghe mắt thấy một cuộc nói chuyện giữa hai bà mẹ có con đang là "sĩ tử" chuẩn bị thi đại học. Cuộc nói chuyện xung quanh vấn đề "Chị đã lo lót cho cháu được chỗ nào chưa". "Bọn trẻ con bây giờ học hành vất vả, thôi thì chúng mình đành phải cố gắng mà kiếm cho chúng một chỗ đàng hoàng. Tốn kém đến đâu cũng đành phải chấp nhận chứ đợi nó đỗ theo đúng thực lực thì có mà đến bao giờ". Tình yêu thương, sự quan tâm và lo lắng của cha mẹ đã vô tình trở thành công cụ cho bệnh thành tích lây lan và ngày càng phát triển. Nhớ lại ngày xưa, cái thời ông bà tôi hay kể là thời bao cấp khó khăn, nhưng đội ngũ giáo viên luôn hết lòng và tận tụy với nghề. Học sinh đi học trong muôn vàn khó khăn và túng thiếu song là cấp I thì không phải đóng tiền, tại các trường chuyện nghiệp còn được nhận học bổng để chuyên tâm vào chuyện học hành, và càng học giỏi, càng phấn đấu tốt thì tương lai càng rộng mở. Còn ngày nay, trong một xã hội không phải tất cả mọi người đều chung một mục tiêu phấn đấu. Dù không hiếm những người chỉ chuyên tâm cho sự nghiệp trồng người, đa phần các thầy cô giáo đều phải trang trải quá nhiều cho nhu cầu cuộc sống nên không thể lúc nào cũng hết mình chuyên tâm cho sự nghiệp. Chính vì thế mà bên cạnh một số trường có chất lượng thực sự, vẫn còn rất nhiều trường thầy cô không cố gắng hết mình, học trò không cố gắng hết mình nhưng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp vẫn tăng đều đều. Thế mới có chuyện, một học sinh nọ đi thi tốt nghiệp đạt 10 điểm Toán nhưng thi đại học thì bị điểm liệt. Đó không phải là một chuyện quá xa lạ hay bất ngờ, đó là một thực tế rõ ràng của nên giáo dục nước ta. Kì thi đại học 2007 với hơn 6000 bài thi là những số 0 tròn trĩnh phản ánh một "thành tích" trống rỗng về kiến thức của một tỉ lệ học sinh không nhỏ sau 12 năm đèn sách. Chắc hẳn không ai còn lạ khi trên các tờ báo in, báo mạng điện tử đều phản ánh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Có những em học sinh học đến lớp 6 mả vẫn chưa thuộc lòng hết bảng chữ cái, vẫn chưa đọc thông viết thạo, vậy mà vẫn được lên lớp đều đều. Sau mỗi kì thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng bao giờ cũng có vô số những chuyện giật mình vì bài thi của các thí sinh. Không biết là đáng trách hay đáng thương khi có những bài thi chỉ toàn vẽ hươu, vẽ vượn, có những bài thi chép kín… đề bài. Đặc biệt là môn Lịch sử, sau mỗi mùa thi bao giờ cũng có những chuyện đáng buồn. Có không biết bao nhiêu thí sinh đã làm “xô lệch lịch sử” khi liều mạng viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới cho Nhật tràn vào”. Thoạt đầu, nghe qua thì thấy buồn cười nhưng càng ngẫm mơi càng thấy buồn, thấy chua xót cho lịch sử hào hùng của dân tộc bị những chủ nhân tương lai của đất nước làm cho sai lệch. Càng buồn hơn khi năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệp môn Sử cũng là 100%, thế mới thấy căn bệnh thành tích đã trở thành căn bệnh nan y từ lúc nào. Bệnh thành tích trong giáo dục đã trở thành một căn bệnh nan y khó chữa, nhưng đáng mừng là hai năm trở lại đây, căn bệnh này đã dần dần được chữa trị kể từ khi có giáo viên dũng cảm phanh phui tình trạng tiêu cực trong thi cử và những kết quả “ảo” từ kì thi tốt nghiệp THPT của ngành giáo dục. Kết quả của cuộc cải cách giáo dục năm học 2007 là ti lệ tốt nghiệp THPT từ 93,8%(2006) xuống còn 66,2%(2007), cá biệt có địa phương chỉ có 13% học sinh THPT đỗ tốt nghiệp như tỉnh Tuyên Quang. Kết quả tốt nghiệp 2007 đã phản ánh đúng thực chất của học sinh nước ta. Ngành giáo dục nước ta đã có một bước chuyển biến đáng kể để phòng chống tiêu cực trong thi cử, để chống lại căn bệnh thành tích thật đáng buồn khi kiến thức của học sinh rỗng quá nhiều. Thế mới thấy được từ trước đến nay căn bệnh thành tích đã làm méo mó nghiêm trọng chất lượng giáo dục, gây ảnh hưởng và tổn thất nặng nề không chỉ tiền của mà quan trọng hơn là sức lực của nhà nước, nhân dân. Thế nhưng, bệnh thành tích không chỉ là một căn bệnh của riêng ngành giáo dục mà gần như có trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội, thể thao, văn hoá – giải trí.,, Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á kết thúc, “chúng ta đạt thành tích bất ngờ, ngoài mong đợi” khi xếp thứ nhất toàn đoàn. Dù vậy, những nhà báo có mặt tại buổi họp báo hôm ấy không mấy ai lấy làm hân hoan vui sướng. Vui sướng làm sao khi biết rằng những vận động viên được cử đi dự thi hầu hết chưa hề một lần bước chân lên giảng đường đại học dù được gắn mác sinh viên. Tuy không quan tâm lắm đến thể thao, nhưng khi biết được rằng ban tổ chức đã đưa những sinh viên “già” vào thi đấu thì tôi thật sự thấy xẩu hổ. Sự xấu hổ đã thay cho niềm tự hào của công dân một đất nước xếp thứ nhất tại đại hội thể thao mang tầm cỡ khu vực. Nghiêm trọng hơn, đây đích thực là hành động của căn bệnh thành tích đang hoành hành. Bệnh thành tích không còn giới hạn ở một con người cụ thể, một đơn vị riêng lẻ, một lĩnh vực riêng rẽ mà còn lan ra một cấp, một ngành… số xã nghèo của nước ta từ những năm nào mới có khoảng 1700. Sau khi nhà nước bỏ ra hàng “tấn” tiền để hỗ trợ thoát nghèo thì rất ít xã xung phong thoát nghèo, trong khi số xã "xung phong" trở thành xã nghèo thì tăng mạnh, hiện đã lên tới khoảng 2400 so với cách đây 7, 8 năm. Bệnh thành tích xuất hiện phổ biến trong các báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động như người ta vẫn thường hay nói “làm thì láo, báo cáo thì hay”. Có cấp trên thích nghe báo cáo thành tích, tất yếu sẽ có cấp dưới tạo ra những thành tích ảo. Từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều… căn bệnh thành tích cứ ngày một lây lan không giới hạn. Ai cũng biết nghiện hút ma tuý là tệ nạn gây ra nhiều nhức nhối cho xã hội. Những người trót mắc nghiện thì việc cai nghiện là vô cùng khó khăn. Phải những người bản lĩnh, chịu đựng giỏi mới có thể cai nghiện thành công. Đã có rất nhiều trường hợp, cai nghiện rồi lại tái nghiện. Chính vì thế, việc cai nghiện ma tuý dù được Nhà nước quan tâm, tiêu tốn không ít sức người, sức của nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Vậy mà trong các báo cáo của hoạt động này hàng năm vẫn có nhiều con số xa thực tế để tạo "phấn khởi ảo". Bên cạnh đó còn có chuyện bác sĩ về trạm y tế xã để khảo sát tỉ lệ gia tăng dân số và báo cáo những con số xa rời thực tế, chuyện những công trình đầu tư vốn nước ngoài, xây dụng đô thị trên….giấy, còn thực tế, tiến độ thí công ì ạch với nỗi khổ của người dân trong việc đền bù, giải tỏa. Chuyện giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ, chuyện xoá đói giảm nghèo, chuyện cắt giảm biên chế… Tức là, dù ở bất kì một lĩnh vực nào cũng có sự sai khác ít nhiều về số liệu báo cáo, về kết quả báo cáo và thực tế thực hiện. Bệnh thành tích vì thế mà gây nên những hậu quả vô củng tai hại: mất lòng tin ở nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, tiền bạc của nhà nước. Quan trọng hơn, bệnh thành tích phủ nhận mồ hôi, xương máu thật sự của nhân dân. Chạy theo thành tích đã trở thành bệnh – bệnh thành tích. Bệnh thành tích làm chết phong trào, làm chết sự trung thực, làm chết lòng tin và làm chết sự phát triển, gây ra tinh giả dối, kiêu ngạo… Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng, một xã hội muốn phát triển một cách tiến bộ thì phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có tài năng thật sự, có năng lực thực sự. 100 sinh viên ra trường, có thể cả 100 sinh viên ấy đểu sẽ có việc làm, nhưng có bao nhiêu sinh viên sẽ trụ lại được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt – môi trường đòi hỏi phải có năng lực và kiến thức thực sự bởi đơn giản, nếu bạn không có năng lực thật sự, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được công việc của mình và bị đào thải chỉ là vấn đề sớm hay muộn, cũng giống như xã hội, dùng người thực chất, dùng hàng thật thì hàng giả sẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng. Cuộc sống thực luôn luôn sòng phẳng. Đất nước chúng ta dang tiến trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới để giành lấy một vị trí xứng đáng cho chính mình. Cuộc đua tranh ấy giống như một trận đánh trên võ đài mà ta là một đấu sĩ. Võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối thủ của mình bằng năng lực thật sự chứ không phải bằng một chứng chỉ có đẳng cấp cao hơn. Bệnh thành tích cần phải được xoá bỏ, đó chắc chắn không phải là một nhiệm vụ quá khó nhưng cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nói “không” với tiêu cực, với bệnh thành tích trước hết phải cần đến ý thức tự giác của bản thân mỗi người. Nhiệm vụ đó đòi hỏi một sự kiên quyết nhưng bền bỉ và khôn khéo, cần một sự can đảm dám nhìn thẳng vào sự thật đời sống với tinh thần phê phán, bình tâm lắng nghe những lời nói thật mà không mếch lòng, tỉnh táo trước những báo cáo ngợi ca, xa rời thực tế,..Trước hết phải biểu dương những gì ngành giáo dục đã làm được, cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã đạt được những thành quả đáng kể, chất lượng giáo dục của cả nước trong hai năm trở lại đây đã phần nào phản ánh đúng thực chất của học sinh Việt Nam. "Năm học 2006 – 2007 là năm đầu tiên ngành giáo dục bước vào thực hiện cuộc "đại phẫu" nhằm cắt bỏ những "khối u" tiêu cực đã tồn tại một cách có hệ thống lâu nay". Đất nước sau này có cường, thịnh hay không phụ thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có thể đổi mới để sản sinh ra những nhân tài thực sự hay không?. Cuộc sống là thế, mọi thứ đôi khi xô bồ, ai cũng muốn một kết quả hoàn hảo nhưng không ai muốn cố gắng, đôi khi vì ganh ghét, nghi kị nhau mà chạy đua theo thành tích, để đạt được thành công không phải của mình. Thành tích là kết quả đánh giá nỗ lực của một con người. Kết quả đó không chỉ là lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt được lợi ích cho chính mình. Nhưng con người vẫn có thể cố gắng hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 3 Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục. Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,… Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường. Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú… Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường…Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Bài viết liên quanHãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? – Bài tập làm văn số 6 lớp 11Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài tập làm văn số 6 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vậtBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (phần 1)Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học lớp 12 số 2 học kì 1 (Phần 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (phần 1)Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 15

Xem nhanh nội dung

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 1

Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh thành tích.

Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.

Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.

Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng  vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy,… bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%,… Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%. Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu.

Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.

Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học… Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành. Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta.

Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnhhình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 2

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được nhờ nỗ lực của con người. Cũng giống như thành quả, thành công, những thành tích đạt được đều đáng nêu gương và học tập bởi vì những thành tích ấy là do lao động, sáng tạo mà ra.

Cuộc sống phát triển là do những thành tích từ mồ hôi, nước mắt của toàn nhân dân, toàn xã hội. Thế nhưng chạy theo thành tích ảo, đánh lừa người khác bằng con số ảo, bằng những báo cáo không đúng sự thật thì lại thật đáng chê trách. Con người ta đôi khi đua ganh, xét nét nhau mà chạy theo thành tích. Vì lẽ đó mà căn bệnh thành tích ngày càng lây lan và gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.

Trước hết phải nói đến việc nỗ lực đạt được thành tích tốt của một cá nhân hay một tập thể. Đó thật sự là một việc tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Một xã hội mà mọi thành viên đều nỗ lực để đạt được kết quả cao trong các lĩnh vực: thể thao, văn hoá, khoa học, kinh tế…vì lợi ích cho mình và cho cộng đồng, xã hội ấy chắc chắn là một xã hội tiến bộ, nền kinh tế chắc chắn phát triển, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Thế nhưng, thật dáng buồn khi xã hội ngày nay càng phát triển, những nỗ lực, cố gắng để đạt thành tích – một phẩm chất tốt đẹp của các thành viên trong xã hội lại đang trở thành một căn bệnh – bệnh thành tích – một căn bệnh đang là mối đe dọa cho xã hội.

Ngày xưa, ông cha ta thường hay nói “Con gà tức nhau tiêng gảy”, "mua danh ha vạn" cũng là để chỉ tâm lí ghen tị, hám danh lợi- một thói tật của con người. Cái danh mua được ấy không chỉ được người chung quanh kính nể mà còn thu lợi thật. Có lẽ vì thế mà bệnh thành tích càng có cơ sở để lây lan, thậm chí bùng phát.

Ngày nay, cuộc sống phát triển, nền kinh tế cũng phát triển càng hối thúc việc đua tranh thương hiệu, tiếng tăm, càng kích thích việc chạy đua thành tích ảo.

Vấn đề nổi bật nhất hiện nay là "bệnh thành tích trong giáo dục", Đó không chỉ là vì nhà trường, thầy cô muốn có thành tích cao mà còn là gia đình, xã hội ai cũng muốn con em mình có thành tích tốt. “Các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao và hàng chục triệu phụ huynh, gia đình học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích;"(Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo – Nguyễn Thiện Nhân). Phụ huynh vì muốn con em mình có điểm cao hơn thực chất mà sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em được điểm cao. Vậy thì tại sao các thầy cô lại muốn đạt được thành tích cao?. Phải chăng vì kết quả thi cử chính là tiêu chí được sử dụng để đánh giá tình hình giảng dạy và chất lượng của nhà trường, giáo viên. Theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ được hưởng lợi ích là khen thưởng, nâng lương, tiếp tục ở lại trường, lớp và cũng tiếp tục công việc chạy theo thành tích của mình. Và những phụ huynh học sinh, những người thực sự mong muốn cho con em mình có được kết quả học tập tốt nhất, tấm bằng loại khá, loại ưu để thuận lợi cho cuộc sống sau này trở thành những người "đồng phạm".

Không thể phủ nhận rằng bên cạnh những bậc phụ huynh thật sự mong muốn cho con em mình đi lên từ chính đôi chân của chúng, vẫn còn những bậc phụ huynh làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất để con em họ qua được kì thi, có một mảnh bằng đảm bảo cho cuộc sống sau này. Tất cả những điều đó âu cũng là xuất phát từ hi vọng, mong muốn con cái mình có cuộc sống tốt đẹp nhất. Tôi đã từng được tai nghe mắt thấy một cuộc nói chuyện giữa hai bà mẹ có con đang là "sĩ tử" chuẩn bị thi đại học. Cuộc nói chuyện xung quanh vấn đề "Chị đã lo lót cho cháu được chỗ nào chưa". "Bọn trẻ con bây giờ học hành vất vả, thôi thì chúng mình đành phải cố gắng mà kiếm cho chúng một chỗ đàng hoàng. Tốn kém đến đâu cũng đành phải chấp nhận chứ đợi nó đỗ theo đúng thực lực thì có mà đến bao giờ". Tình yêu thương, sự quan tâm và lo lắng của cha mẹ đã vô tình trở thành công cụ cho bệnh thành tích lây lan và ngày càng phát triển.

Nhớ lại ngày xưa, cái thời ông bà tôi hay kể là thời bao cấp khó khăn, nhưng đội ngũ giáo viên luôn hết lòng và tận tụy với nghề. Học sinh đi học trong muôn vàn khó khăn và túng thiếu song là cấp I thì không phải đóng tiền, tại các trường chuyện nghiệp còn được nhận học bổng để chuyên tâm vào chuyện học hành, và càng học giỏi, càng phấn đấu tốt thì tương lai càng rộng mở. Còn ngày nay, trong một xã hội không phải tất cả mọi người đều chung một mục tiêu phấn đấu. Dù không hiếm những người chỉ chuyên tâm cho sự nghiệp trồng người, đa phần các thầy cô giáo đều phải trang trải quá nhiều cho nhu cầu cuộc sống nên không thể lúc nào cũng hết mình chuyên tâm cho sự nghiệp. Chính vì thế mà bên cạnh một số trường có chất lượng thực sự, vẫn còn rất nhiều trường thầy cô không cố gắng hết mình, học trò không cố gắng hết mình nhưng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp vẫn tăng đều đều. Thế mới có chuyện, một học sinh nọ đi thi tốt nghiệp đạt 10 điểm Toán nhưng thi đại học thì bị điểm liệt. Đó không phải là một chuyện quá xa lạ hay bất ngờ, đó là một thực tế rõ ràng của nên giáo dục nước ta. Kì thi đại học 2007 với hơn 6000 bài thi là những số 0 tròn trĩnh phản ánh một "thành tích" trống rỗng về kiến thức của một tỉ lệ học sinh không nhỏ sau 12 năm đèn sách.

Chắc hẳn không ai còn lạ khi trên các tờ báo in, báo mạng điện tử đều phản ánh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Có những em học sinh học đến lớp 6 mả vẫn chưa thuộc lòng hết bảng chữ cái, vẫn chưa đọc thông viết thạo, vậy mà vẫn được lên lớp đều đều. Sau mỗi kì thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng bao giờ cũng có vô số những chuyện giật mình vì bài thi của các thí sinh. Không biết là đáng trách hay đáng thương khi có những bài thi chỉ toàn vẽ hươu, vẽ vượn, có những bài thi chép kín… đề bài. Đặc biệt là môn Lịch sử, sau mỗi mùa thi bao giờ cũng có những chuyện đáng buồn. Có không biết bao nhiêu thí sinh đã làm “xô lệch lịch sử” khi liều mạng viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới cho Nhật tràn vào”.

Thoạt đầu, nghe qua thì thấy buồn cười nhưng càng ngẫm mơi càng thấy buồn, thấy chua xót cho lịch sử hào hùng của dân tộc bị những chủ nhân tương lai của đất nước làm cho sai lệch. Càng buồn hơn khi năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệp môn Sử cũng là 100%, thế mới thấy căn bệnh thành tích đã trở thành căn bệnh nan y từ lúc nào.

Bệnh thành tích trong giáo dục đã trở thành một căn bệnh nan y khó chữa, nhưng đáng mừng là hai năm trở lại đây, căn bệnh này đã dần dần được chữa trị kể từ khi có giáo viên dũng cảm phanh phui tình trạng tiêu cực trong thi cử và những kết quả “ảo” từ kì thi tốt nghiệp THPT của ngành giáo dục. Kết quả của cuộc cải cách giáo dục năm học 2007 là ti lệ tốt nghiệp THPT từ 93,8%(2006) xuống còn 66,2%(2007), cá biệt có địa phương chỉ có 13% học sinh THPT đỗ tốt nghiệp như tỉnh Tuyên Quang. Kết quả tốt nghiệp 2007 đã phản ánh đúng thực chất của học sinh nước ta. Ngành giáo dục nước ta đã có một bước chuyển biến đáng kể để phòng chống tiêu cực trong thi cử, để chống lại căn bệnh thành tích thật đáng buồn khi kiến thức của học sinh rỗng quá nhiều. Thế mới thấy được từ trước đến nay căn bệnh thành tích đã làm méo mó nghiêm trọng chất lượng giáo dục, gây ảnh hưởng và tổn thất nặng nề không chỉ tiền của mà quan trọng hơn là sức lực của nhà nước, nhân dân.

Thế nhưng, bệnh thành tích không chỉ là một căn bệnh của riêng ngành giáo dục mà gần như có trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội, thể thao, văn hoá – giải trí.,,

Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á kết thúc, “chúng ta đạt thành tích bất ngờ, ngoài mong đợi” khi xếp thứ nhất toàn đoàn. Dù vậy, những nhà báo có mặt tại buổi họp báo hôm ấy không mấy ai lấy làm hân hoan vui sướng. Vui sướng làm sao khi biết rằng những vận động viên được cử đi dự thi hầu hết chưa hề một lần bước chân lên giảng đường đại học dù được gắn mác sinh viên. Tuy không quan tâm lắm đến thể thao, nhưng khi biết được rằng ban tổ chức đã đưa những sinh viên “già” vào thi đấu thì tôi thật sự thấy xẩu hổ. Sự xấu hổ đã thay cho niềm tự hào của công dân một đất nước xếp thứ nhất tại đại hội thể thao mang tầm cỡ khu vực. Nghiêm trọng hơn, đây đích thực là hành động của căn bệnh thành tích đang hoành hành.

Bệnh thành tích không còn giới hạn ở một con người cụ thể, một đơn vị riêng lẻ, một lĩnh vực riêng rẽ mà còn lan ra một cấp, một ngành… số xã nghèo của nước ta từ những năm nào mới có khoảng 1700. Sau khi nhà nước bỏ ra hàng “tấn” tiền để hỗ trợ thoát nghèo thì rất ít xã xung phong thoát nghèo, trong khi số xã "xung phong" trở thành xã nghèo thì tăng mạnh, hiện đã lên tới khoảng 2400 so với cách đây 7, 8 năm.

Bệnh thành tích xuất hiện phổ biến trong các báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động như người ta vẫn thường hay nói “làm thì láo, báo cáo thì hay”. Có cấp trên thích nghe báo cáo thành tích, tất yếu sẽ có cấp dưới tạo ra những thành tích ảo. Từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều… căn bệnh thành tích cứ ngày một lây lan không giới hạn.

Ai cũng biết nghiện hút ma tuý là tệ nạn gây ra nhiều nhức nhối cho xã hội. Những người trót mắc nghiện thì việc cai nghiện là vô cùng khó khăn. Phải những người bản lĩnh, chịu đựng giỏi mới có thể cai nghiện thành công. Đã có rất nhiều trường hợp, cai nghiện rồi lại tái nghiện. Chính vì thế, việc cai nghiện ma tuý dù được Nhà nước quan tâm, tiêu tốn không ít sức người, sức của nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Vậy mà trong các báo cáo của hoạt động này hàng năm vẫn có nhiều con số xa thực tế để tạo "phấn khởi ảo".

Bên cạnh đó còn có chuyện bác sĩ về trạm y tế xã để khảo sát tỉ lệ gia tăng dân số và báo cáo những con số xa rời thực tế, chuyện những công trình đầu tư vốn nước ngoài, xây dụng đô thị trên….giấy, còn thực tế, tiến độ thí công ì ạch với nỗi khổ của người dân trong việc đền bù, giải tỏa. Chuyện giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ, chuyện xoá đói giảm nghèo, chuyện cắt giảm biên chế… Tức là, dù ở bất kì một lĩnh vực nào cũng có sự sai khác ít nhiều về số liệu báo cáo, về kết quả báo cáo và thực tế thực hiện. Bệnh thành tích vì thế mà gây nên những hậu quả vô củng tai hại: mất lòng tin ở nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, tiền bạc của nhà nước. Quan trọng hơn, bệnh thành tích phủ nhận mồ hôi, xương máu thật sự của nhân dân.

Chạy theo thành tích đã trở thành bệnh – bệnh thành tích. Bệnh thành tích làm chết phong trào, làm chết sự trung thực, làm chết lòng tin và làm chết sự phát triển, gây ra tinh giả dối, kiêu ngạo…

Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng, một xã hội muốn phát triển một cách tiến bộ thì phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có tài năng thật sự, có năng lực thực sự. 100 sinh viên ra trường, có thể cả 100 sinh viên ấy đểu sẽ có việc làm, nhưng có bao nhiêu sinh viên sẽ trụ lại được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt – môi trường đòi hỏi phải có năng lực và kiến thức thực sự bởi đơn giản, nếu bạn không có năng lực thật sự, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được công việc của mình và bị đào thải chỉ là vấn đề sớm hay muộn, cũng giống như xã hội, dùng người thực chất, dùng hàng thật thì hàng giả sẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng. Cuộc sống thực luôn luôn sòng phẳng.

Đất nước chúng ta dang tiến trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới để giành lấy một vị trí xứng đáng cho chính mình. Cuộc đua tranh ấy giống như một trận đánh trên võ đài mà ta là một đấu sĩ. Võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối thủ của mình bằng năng lực thật sự chứ không phải bằng một chứng chỉ có đẳng cấp cao hơn. Bệnh thành tích cần phải được xoá bỏ, đó chắc chắn không phải là một nhiệm vụ quá khó nhưng cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Nói “không” với tiêu cực, với bệnh thành tích trước hết phải cần đến ý thức tự giác của bản thân mỗi người. Nhiệm vụ đó đòi hỏi một sự kiên quyết nhưng bền bỉ và khôn khéo, cần một sự can đảm dám nhìn thẳng vào sự thật đời sống với tinh thần phê phán, bình tâm lắng nghe những lời nói thật mà không mếch lòng, tỉnh táo trước những báo cáo ngợi ca, xa rời thực tế,..Trước hết phải biểu dương những gì ngành giáo dục đã làm được, cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã đạt được những thành quả đáng kể, chất lượng giáo dục của cả nước trong hai năm trở lại đây đã phần nào phản ánh đúng thực chất của học sinh Việt Nam. "Năm học 2006 – 2007 là năm đầu tiên ngành giáo dục bước vào thực hiện cuộc "đại phẫu" nhằm cắt bỏ những "khối u" tiêu cực đã tồn tại một cách có hệ thống lâu nay". Đất nước sau này có cường, thịnh hay không phụ thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có thể đổi mới để sản sinh ra những nhân tài thực sự hay không?.

Cuộc sống là thế, mọi thứ đôi khi xô bồ, ai cũng muốn một kết quả hoàn hảo nhưng không ai muốn cố gắng, đôi khi vì ganh ghét, nghi kị nhau mà chạy đua theo thành tích, để đạt được thành công không phải của mình. Thành tích là kết quả đánh giá nỗ lực của một con người. Kết quả đó không chỉ là lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt được lợi ích cho chính mình. Nhưng con người vẫn có thể cố gắng hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích", một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay – Bài làm 3

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình.

Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,…

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.

Trong kì thi đại

0