08/02/2018, 00:28

Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Để hiểu truyện này, thiết tưởng phải nắm được đôi nét về nghệ thuật chơi chữ truyền thống. Từ xa xưa, ở Trung Quổc, cũng như một số nước lân cận ít nhiều đã ...

Hướng dẫn

Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân

Để hiểu truyện này, thiết tưởng phải nắm được đôi nét về nghệ thuật chơi chữ truyền thống.

Từ xa xưa, ở Trung Quổc, cũng như một số nước lân cận ít nhiều đã từng dùng chữ Nho như Nhật Bàn, Việt Nam…, trong giới trí thức, đều có tập quán chơi chữ Người có tài viết chữ đẹp rất được kính trọng. Chữ Nho là một thứ văn tự tượng hình, viết bằng bút lông mềm mại, viết chữ mà tựa hồ như vẽ một bức tranh. Và cá tính người viết cũng thể hiện trong nét bút. Người ta thường mua chữ, hoặc xin chữ. Người cho chữ, hoặc bán chữ viết lên bức tranh… để chủ nhân làm vật trang trí trong nhà Chữ phải "vẽ" đẹp đã đành, mà ý nghĩa của chữ cũng phải sâu sắc, hợp tình, hợp cảnh… Đây thực chất là một tác phẩm mĩ thuật của người nghệ sĩ, vừa có tài "vẽ" chữ, vừa có khả năng thấu hiểu ý nghĩa của chữ. Bộ môn nghệ thuật này gọi là Thư pháp.

Ở Việt Nam, thời phong kiến, Cao Bá Quát được coi là một trong những nghệ sĩ thư pháp đầy tài hoa.

Thông qua vẻ đẹp hiên ngang của người tử tù, và quá trình săn tìm cái đẹp của viên quản ngục, Nguyễn Tuân khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với cái xấu xa thấp hèn.

Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù thực chất là phân tích hai nhân vật Huấn Cao và viên quàn ngục. Hai nhân vật này có quan hệ chặt chẽ với nhau, soi sáng và tôn nhau lên. Mặc dù, qua nhân vật quản ngục, tác già cũng đã gửi gắm một số ý tưởng độc lập; nhưng nhìn chung, phân tích nhân vật quản ngục chủ yếu phải phục vụ cho việc phân tích nhân vật Huấn Cao.

Nguyễn Tuân đã dưa vào nguyên mẫu Cao Bá Quát, một con người có bản lĩnh kiên cường (lãnh tụ một cuộc khởi nghĩa của nông dân), lại là một bậc tài hoa lỗi lạc chữ viết đep, giỏi thơ phú, để xây dựng hình tượng Huấn Cao – một nhân vật khí phách kiên cường, nhân cách cao thượng, và rất đỗi tài hoa.

Huân Cao trước hết là người hết sức tự trọng, "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ", "tính ông vốn khoánh, trừ chỗ tri kỉ. ông ít chịu cho chữ". Ấy là một con người sống hiên ngang bất khuất "chọc trời khuấy nước", có "hoài bão tung hoành", "đến cái cảnh chết chém" ông cũng chẳng sợ. Ông khỉnh bỉ sâu sắc những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị. Dưới mắt ông, chúng chỉ là một lũ "tiểu nhân thị oai". Do đó, tuy dưới quyền cai quản của chúng, ông vẫn cố tình tỏ ra khinh bạc. Ông xuất hiện lần đầu tiên trước viên quản ngục bằng hành động dỗ cái gông nặng 7 – 8 tạ xuống thềm đá tảng, "đánh thuỳnh một cái" và "lãnh đạm", "không thèm chấp" khi nghe lời dọa dẫm của tên lính áp giải. Thế rồi, sau khi quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao: "Ngài cò cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cô gắng chu tất", ông đã trả lời với thái độ đầy khinh bỉ: "Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là người đừng đặt chân vào đây" Theo ông, chỉ có "thiên lương" (bàn chất tốt đẹp cùa con người) và tình yêu cái đẹp, cái cao thượng, với tấm lòng "biệt nhởn liên tài" mới là đáng quý. Kiêu sa là thế, nhưng đến khi hiểu đươc tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao chẳng những vui vẻ nhận lời cho chữ, mà còn chân thành thét lên: "Ta cầm cái tấm lòng biệt nhân liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quan đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Và sau khi cho chữ xong, Huấn Cao còn vỗ về khuyên bảo quản ngục như người cha khuyên bảo con: "Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi về quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rỗi hãy nghĩ đển chuyện chơi chữ. Ờ đây, khó giữ thiên lương cho lành vừng và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Như vậy, theo ông Huấn, cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa thấp hèn và con người chi có thể thưởng thức đuợc cái đẹp, nếu như giữ được bản chất trong sáng.

Huấn Cao còn là con người hết sức tài hoa. ông có "tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp", chữ ông "đẹp lắm, vuông lắm", đến nỗi viên quàn ngục coi việc xin được chữ của ông là "có một vật báu trên đời".

Hình tượng Huấn Cao càng trở nên lộng lẫy bởi tư thế hiên ngang, đường hoàng, đúng là tư thế của người anh hùng. Với bản chất kiên cường, cho dù đã sa cơ thất thế (bị giam giữ chờ ngày ra pháp trường), Huấn Cao vẫn có tư thế ung dung tự tại của một người "chọc trời khuấy nước" coi khinh cái chết. Trong tù, ông vẫn thản nhiên ăn thịt uống rượu "coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình" Như vậy, tuy bị giam cầm về thể xác, ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do về mặt tinh thần.

Đoạn cho chữ ở cuối truyện có thể xem là đoạn hay nhất, kết tính nghệ thuật của toàn tác phẩm. Qua đoạn này, hình cảnh ông Huấn Cao càng trở nên uy nghi lẫm liệt, giữa một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Ở đây thủ pháp đối lập được sử dụng đầy hiệu quà thẩm mỹ: việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật với lụa trắng, mực thơm, nét chữ tươi tắn…, lại được tiến hành trong một buồng tối tăm chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Kỳ lạ hơn nữa là sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tù "Cồ đeo gông chân vướng xiềng” chỉ sáng mai sẽ bị giải vào kinh chịu án tử hình đang ung dung phóng bút tô những nét chữ tài hoa trên tấm lụa bạch như một nghệ sĩ hoàn toàn tự do, tự chủ với hình ảnh so ro của thấy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quàn ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, rồi chắp tay vái người tù, "nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ răng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh!". Chính sự đối lập dường như phi lý này đã tạo ra cảnh tượng mà tác giả gọi là "xưa chưa từng có" trong nhà tù. Nhưng cái lạ hơn lại là ở chỗ: té ra, giữa chốn tù ngục bạo tàn này không phải nhũng kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp của tài hoa và nhân cách đối với cái xấu xa thấp hèn nhơ bẩn. Ý nghĩa tư tưởng của thiên truyện là ở đấy.

Huấn Cao là một nhân vật siêu phàm thường thấy trong văn học lãng mạn. ở nhân vật này, chữ "tài" và chữ "tâm" kết hợp hài hoà với nhau. Ông cũng như nhiều nhân vật chính diện của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song, Huấn Cao còn có vẻ đẹp của một con người đầy khí phách và có trách nhiệm đối với thời cuộc (không phải như nhiêu nhân vật khác trong Vang bóng một thời đành chỉ biết tiêu dao ngày tháng bên chén trà, ly rượu… để giải sầu).

Viên quản ngục cũng là một nhân vật độc đáo. Đúng là viên quản ngục của Nguyễn Tuân. Ông ta say mê cái đẹp và nhân cách cao thượng của con người, nên chân thành biệt đãi Huấn Cao, hàng ngày sai người "dâng rươu với thức nhắm", nói năng hết sức cung kính với người tù này. Trước nhân cách cao cả của Huấn Cao, ông tự thấy chỉ là thân phận thấp hèn của một "kẻ tiểu lại giữ tù". Say mê cái đẹp, cảm phục tài năng và nhân cách, chính viên quản ngục chứ không phải ai khác, đã bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù biến kẻ phạm nhân trọng án thành một thần tượng để tôn thờ.

Con người như thế quả là một "thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", là "cái thuần khiết giữa một đống cặn bã". Lúc đầu, hai người nghi kị lẫn nhau, nhưng cái đẹp và tình yêu cái đẹp đã làm cho họ hiểu nhau. Bên trong con người công cụ ấy của chính quyền tàn bạo là một tâm hồn nghệ sĩ. Con người khúm núm trước cái đẹp này, thực ra cũng không thiếu sự dũng cảm ngang tàng. Bằng việc xin chữ người tử tù, ông ta chứng tò có thể sẵn sàng chết vì nghệ thuật (nếu việc bị bại lộ).

Nhiều người có định kiến Nguyễn Tuân trước cách mạng là một cây bút duy mỹ, nghệ thuật vị nghệ thuật.

Chữ người từ từ có thể coi là một bằng chứng để bác bỏ định kiến ấy. Qua các nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, ta thấy tác giả không hề đối lập tài với tâm, cái đẹp với thiên lương trong sạch của con người. Huấn Cao tin rằng, "Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình". Và một khi cái đẹp, cái tài, và cái tâm không thể tách rời, thì nghệ thuật có khả năng cảm hoá con người, dù phải sống trong bùn như viên quàn ngục nhưng nếu thực sự yêu cái đẹp thỉ vẫn không mất khả năng hướng thiện.

Thu Trang

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

0