25/05/2018, 08:00

9 Đề nghị về giáo dục đại học

Các đề nghị sau đây chủ yếu liên quan đến GDĐH và chỉ giới hạn trong một số vấn đề về khoa học – công nghệ có thể đang còn có nhiều ý kiến khác nhau , nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho hội nghị TW2. (Ở đây không đặt vấn đề xem xét tổng thể vấn đề ...

Các đề nghị sau đây chủ yếu liên quan đến GDĐH và chỉ giới hạn trong một số vấn đề về khoa học – công nghệ có thể đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho hội nghị TW2. (Ở đây không đặt vấn đề xem xét tổng thể vấn đề Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), nêu lại những ý kiến đã tương đối thống nhất cũng như nói về các giải pháp)

Đã có Báo cáo của Dự án VIE 89/022 về GD.
. Các đề nghị cũng được xây dựng dựa trên Hệ quan điểm chỉ đạo của NQTƯ IV tháng 1/1993 về GD-ĐT, xét đến nhu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH-HĐH), xu thế của thế giới và tình hình thực tế cũng như tâm lý dân chúng ở nước ta.

Nước ta là nước có quy mô trung bình và nghèo, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, lại chịu nhiều ảnh hưởng về GD-ĐT của các nước lớn / giàu, ảnh hưởng của nền GD nặng về “tinh hoa / tháp ngà” của nước Tàu xưa, nền GD nặng tính “hàn lâm” trước đây của nước Pháp, ảnh hưởng phương thức đào tạo nhân lực phục vụ chiến lược công nghệ chủ yếu theo kiểu “dẫn đầu” của Liên xô trước đây và phần nào đó của Mỹ v.v… Rất trân trọng tham khảo những mặt tốt của họ nhưng các đề nghị ở đây đặc biệt lưu ý đến những ảnh hưởng bất lợi / không thích hợp nói trên trong bối cảnh của Việt Nam.

Ngày nay trên thế giới người ta đều cho rằng yếu tố nhân lực đang và sẽ có vai trò chiến lược then chốt nhất trong phát triển (gồm 4 yếu tố: tài nguyên, vốn, kỹ thuật và nhân lực). Thế nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều nước chưa lựa chọn được cho mình một chiến lược thích hợp và khả thi. Trong lựa chọn chiến lược GD-ĐT, giữa nhận thức / chủ trương và thực tiễn luôn là một khoảng cách đáng kể.

Ở nước ta, nguồn lực cho GD-ĐT còn rất hạn chế. Ngân sách từ Nhà nước (NSNN) vẫn phải là nguồn lực chính. Và vì vậy, cho dù có tăng ngân sách GD từ từ lên đến 15-16% của tổng NSNN vào năm 2000 và mở rộng hơn sự đóng góp của nhân dân có lẽ cũng khó mà thực hiện được các chỉ tiêu dự kiến hiện nay. Trong khi đó:

+ Các chỉ số về tỷ lệ người biết chữ, học sinh phổ thông xấp xỉ như các nước đang phát triển trong vùng, còn tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo trên dân số lại rất thấp (tỷ lệ SV trên dân số chỉ khoảng 1/3 của họ);

+ Sự phân tầng giàu nghèo ở nước ta hiện nay khoảng 7-8 lần (tính theo thu nhập bình quân của 20% dân cư giàu nhất và 20% dân cư nghèo nhất). Sự phân tầng về số học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở của hai lớp dân cư nói trên ước tính khoảng 3-5 lần. Nhưng sự phân tầng về số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và ĐH có lẽ đã trên 20 lần.

Từ các phân tích trên:

Đề nghị 1: Trước mắt tập trung ưu tiên nguồn lực cho việc đào tạo lực lượng lao động từ công nhân, trung học nghề cho đến ĐH, sau ĐH…. để nâng tỷ lệ này từ mức 10-12% hiện có lên đến 24-25% vào năm 2000

Là con số đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ và Bộ GD-ĐT
và giữ các chỉ số khác như ở mức hiện nay.

Đề nghị 2: “Xã hội hóa” GD ở mức: Sự phân tầng trong GD-ĐT phải ít hơn sự phân tầng trong phát triển kinh tế, cả trong khu vực trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và ĐH, sau ĐH.

Một nền GD-ĐT phục vụ phát triển như luôn phải bao gồm cả hai mặt có một mức độ “đối lập” nhất định là: “tinh hoa” và “đại chúng” (hay “đại trà”). Ở Mỹ có gần 4.000 trường ĐH, cao đẳng thì có trên 1.400 trường ĐH, cao đẳng cộng đồng 2 năm. Chất lượng, trình độ bằng cấp ĐH ở đấy chênh lệch nhau rất lớn (cả so với Châu Âu). Ở Nhật có trên một nửa trong số trên 1.200 trường ĐH của họ là ĐH ngắn hạn từ 2-3 năm. Ở Thái Lan, số SV dạng “ghi danh” ở ĐH mở có tỷ lệ khá cao. Ở Đức có hệ đào tạo “song hành” (Duales System), Nhà nước “công nhận” bằng cấp do các xí nghiệp đào tạo và cấp phát

Ở Đức khoảng một nửa thanh niên tuổi 15-18 học ở hệ này và do đó tỷ lệ thất nghiệp của tuổi trẻ chỉ khoảng 7%, trong khi đó tỷ lệ này ở Pháp là 25%.
.

Ở nước ta, những “người có ảnh hưởng” thường có “tư chất tinh hoa” và điều kiện học tập, trưởng thành thuận lợi hơn trung bình nhiều. Có lẽ vì vậy, những người này cũng thường có xu thế thiên về “tinh hoa”. Ngược lại, đào tạo “đại trà” là hết sức cần thiết. Nhưng cách nói: Chất lượng: “nằm trong hệ bằng cấp quốc gia” dễ gây ra sự hiểu lầm về sự đồng nhất chất lượng của các cơ sở đào tạo. Trong khi đó, để phục vụ phát triển chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ ĐH và sau ĐH đủ lớn – một đội ngũ đại trà

Việc tăng nhanh số lượng SV tuyển hàng năm hiện nay lên gấp 3-4 lần so với con số cách đây 5-6 năm, tạm thời làm cho chất lượng bình quân của khối “đại trà” có giảm sút là có thể giải thích được. Hàn Quốc trước đây họ cũng đã có sự chấp nhận như vậy để tăng nhanh số lượng SV nhằm phục vụ cho phát triển.
(có một bộ phận tinh hoa) và cân đối cả về cơ cấu trình độ, ngành nghề và sự phân bổ theo lãnh thổ. Trên thực tế, SV hầu như không trở về địa phương, không học một số ngành nghề rất cần thiết cho xã hội (Ở ĐH Cần Thơ năm qua gần như không có SV nộp đơn vào các ngành Chăn nuôi – Thú y, Nông, Lâm, Thủy sản).

Từ các phân tích trên:

Đề nghị 3: Thiết lập một hệ thống các trường ĐH gồm:

+ Các ĐH có tính chất quốc gia chủ yếu cho đào tạo tinh hoa, đa lĩnh vực, quy mô vừa phải, trực thuộc toàn diện bộ GD-ĐT

+ Các ĐH / Cao đẳng công lập, kể cả Cao đẳng cộng đồng, chủ

yếu để đào tạo đại trà, trực thuộc các tỉnh / thành và một số ĐH chuyên ngành trực thuộc các bộ chuyên môn;

+ Các ĐH / Cao đẳng tư thục, để đào tạo đại trà, nặng về dạy nghề, trực thuộc các pháp nhân tư, kể cả các doanh nghiệp lớn.

Và có một cơ chế đủ liên thông để người học dễ dàng học tiếp tục (suốt đời), học lên bậc cao hơn, đổi ngành và tạo kiến thức liên ngành

Thế giới ngày nay rất cần những người có kiến thức tổng quát (generalists).
.

Đề nghị 4: Từng bước có những sách lược tương ứng với quan điểm: có nhiều cấp độ chất lượng ngay trong một cấp đào tạo và bằng cấp là bằng của một trường ĐH cụ thể nào đó

Nhưng đương nhiên phải có những chuẩn mực/ tiêu chí quốc gia có tính chất tối thiểu cho bằng cấp của từng nhóm trường đó và có sự quản lý về chuyên môn của Bộ GD-ĐT.
,
Nhiều cố gắng vừa qua về vấn đề “tương đương bằng cấp” gần như không thành công.
.

Đề nghị 5: Trong các ĐH công lập cần ưu tiên đặc biệt cho 3 nhóm: a) Đào tạo tinh hoa cán bộ lãnh đạo / quản lý cấp cao; b) Đào tạo tinh hoa một số ngành khoa học / công nghệ lựa chọn; và c) Đào tạo một số ngành thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi, địa chất, v.v…

Nhà nước cần thống nhất quản lý GD nói chung và GD-ĐH nói riêng. Tuy nhiên, đặc điểm của GD-ĐH là chương trình rất đa dạng và nội dung, chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào những thầy cô giáo ở cơ sở nhà trường. Trong nền GD phục vụ phát triển, số lượng SV, số lượng trường ĐH sẽ tăng lên nhiều, loại hình đào tạo lại cũng rất đa dạng và thực tiễn cũng có nhiều cấp độ chất lượng như đã nói ở trên.

Ngoài ra, trong quản lý còn có vấn đề gọi là “phạm vi quản lý / kiểm soát có hiệu quả” (span of control). Với những tổ chức quá lớn thì khó khăn là nếu chia ra nhiều cấp sẽ làm “nát” cấu trúc của hệ thống, thông tin quản lý chậm chạp và quan liêu, nếu chia ra ít cấp thì mỗi cấp có số đầu mối trực thuộc quá lớn không thể quản lý có hiệu quả.

Hiện nay bộ GD-ĐT đã có đến hàng trăm đầu mối quản lý (số trường ĐH, sở GD-ĐT và các đơn vị trực thuộc). Vì vậy, sắp đến khó có thể tiếp tục quản lý như vừa qua và cần phân cấp, ủy quyền, cần nâng cao hơn tính tự chủ của các cơ sở.

Từ các phân tích trên:

Đề nghị 6: Quản lý của Nhà nước / Bộ chỉ nên tập trung vào chiến lược và chính sách, quy chế và tiêu chuẩn

Ví dụ: Tỷ lệ số thầy giáo cần có trên số SV.
, kiểm tra, thanh tra và giám định phân loại chất lượng đào tạo; từng bước để cho các trường ĐH có tính tự chủ nhiều hơn và chịu trách nhiệm về những bằng cấp do họ cấp.

Đề nghị 7: Nên sắp xếp các trường ĐH có quy mô vừa phải, xét theo “quy mô kinh tế” (economies of scale), khả năng quản lý và các mặt xã hội khác

Trong “GD ĐH về công nghệ cho các nước Châu Á ở thế kỷ 21”, các Nhà GD lớn khuyên: Có lẽ trường ĐH không nên vượt quá quy mô 10,000 SV.
; xem lại việc lập ĐH đạicương và phânban trung học về mặt cơ cấu của hệ thống cũng như mục tiêu đào tạo.

Nước ta còn chậm phát triển. Do đó trong CNH-HĐH chúng ta không thể chủ yếu theo chiến lược kiểu “Dẫn đầu” (Leader) như của Mỹ, của Liên xô cũ và của Nhật gần đây, kiểu “Theo sát” (Follower) như của Nhật, của các nước phát triển Châu Âu, mà cần chủ yếu theo chiến lược kiểu “Mở rộng” (Extender) và kiểu “Khai thác” (Exploiter) của những nước đang phát triển.

Công nghệ cũng thường là những loại hàng hóa có thể đem ra mua bán được. Chuyển giao công nghệ về thực chất là những vụ giao dịch thương mại. “Bản chất của một chiến lược công nghệ là một chiến lược kinh doanh”. Do đó chúng ta không thể dừng lại ở những định hướng, lĩnh vực công nghiệp trọng điểm

0 Thường nói: công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, v.v…
0… ở mức độ tổng quát mang tính nguyên lý như hiện nay mà phải nghiên cứu để lựa chọn những nhóm sản phẩm cụ thể
1 Vào thập niên 70 và đầu 80, Hàn Quốc đã phân tích thị trường và lợi thế so sánh để lựa chọn 5- 6 nhóm sản phẩm cụ thể để đầu tư, và hoạt động khoa học – công nghệ lúc ấy chủ yếu cũng xoay quanh các nhóm sản phẩm trọng điểm cụ thể đó.
1 và phải “mua một số” và “làm lấy một số”. Cả hai con đường đều có rủi ro cao. Tuy nhiên con đường phát triển công nghệ ở giai đoạn đầu chủ yếu vẫn phải là chuyển giao công nghệ, trong đó chủ yếu vẫn là qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhập khẩu máy móc thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật (như ở Malaysia), các dịch vụ tư vấn và mua patent, license cùng các “hợp đồng chìa khóa trao tay” (Singapore, Philippines).

Từ các phân tích trên:

Đề nghị 8: Trọng tâm của đào tạo nhân lực phục vụ CNH-HĐH trước mắt là đào tạo khả năng về công nghệ

2 Công nghệ được hiểu theo cả 4 thành phần: Thiết bị kỹ thuật (technoware), Nhân lực (Humanware), Thông tin (Inforware) và Tổ chức / quản lý (Orgaware).
2, là “áp dụng công nghệ để tạo nên sự giàu có", kể cả “quản lý công nghệ”, chứ chưa phải là lúc để tập trung nguồn lực tinh hoa vào những vấn đề nghiên cứu cơ bản (tất nhiên vẫn cần có một tỷ lệ nào đó cho một số vấn đề lựa chọn)
3 Nhưng vừa qua, một tỷ lê lớn số “tinh hoa” đã tập trung vào khu vực này.
3.

Đề nghị 9: Nhà nước cần thành lập một “hội đồng tư vấn về phát triển nhân lực và giáo dục quốc gia” để giúp chính phủ không chỉ về mặt GDĐT mà còn là chính sách nhân lực, thất nghiệp và việc làm v.v…

Các đề nghị trên đây đã được trao đổi với một số nhà giáo, nhà quản lý nhưng có lẽ còn khác với nhiều ý kiến hiện nay. Một số đề nghị chỉ mang tính định hướng để từng bước chuyển đổi cơ chế đào tạo nhằm tương thích với thực tiễn trong 10-15 năm đến có thể hình dung được

0