14/01/2018, 22:27

730 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12

730 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12 Trắc nghiệm sinh học lớp 12 với 730 câu hỏi dưới đây sẽ là tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc ...

730 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12

Trắc nghiệm sinh học lớp 12 với 730 câu hỏi dưới đây sẽ là tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, ôn thi Đại học môn Sinh học cực kỳ quý giá cho các bạn học sinh. VnDoc xin giới thiệu với các bạn tài liệu dưới đây với mục đích giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm kiến thức, các dạng bài của môn Sinh học để tham khảo chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp sửa tới đây của mình.

Tóm tắt kiến thức môn Sinh học lớp 12

Sơ đồ tư duy lý thuyết môn Sinh học lớp 12

Chương I: Cơ chế di truyền và Biến dị

Câu 1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là:

A. Protein                 B. ARN                 C. Axit nucleic                 D. ADN

Câu 2. Trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội gen thường tồn tại thành từng cặp alen. Nguyên nhân vì:

A. Trong mọi tế bào, gen luôn tồn tại theo cặp alen (AA, Aa...)
B. Ở tế bào sinh dưỡng, NST thường tồn tại theo từng cặp tương đồng
C. Tồn tại theo cặp alen giúp các gen hoạt động tốt hơn
D. Các gen luôn được sắp xếp theo từng cặp.

Câu 3. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?

A. Cấu hình không gian               B. Số loại đơn phân
C. Khối lượng và kích thước       D. Chức năng của mỗi loại

Câu 4. Những mô tả nào sau đây về NST giới tính là đúng?

A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm có 1 cặp, khác nhau ở 2 giới
B. NST giới tính chỉ gồm 1 cặp NST đồng dạng, khác nhau ở 2 giới
C. Ở động vật, con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang cặp NST giới tinh XY.
D. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục.

Câu 5. Protein là

A. Một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa
B. Một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hòa
C. Một đoạn phân tử axit nucleic có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc
D. Một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hòa nằm cạnh nhau

Câu 6: Giả sử một gen của vi khuẩn có số nucleotit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử protein có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?

A. 500                B. 499               C. 498               D. 750

Câu 7. Quá trình hoạt hóa aa có vai trò

A. Gắn aa vào tARN tương ứng nhờ enzim đặc hiệu.
B. Gắn aa vào tARN nhờ enzim nổi ligaza.
C. Kích hoạt aa và gắn nó vào tARN
D. Sử dụng năng lượng ATP để kích hoạt aa

Câu 8: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?

A. mARN               B. tARN               C. rARN               D. ARN của virut

Câu 9. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội với thể lưỡng bội?

A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn               B. Độ hữu thụ lớn hơn
C. Phát triển khỏe hơn                           D. Có sức chống chịu tốt hơn

Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:

A. Về cấu trúc gen
B. Về chức năng của Protein do gen tổng hợp
C. Về khả năng phiên mã của gen
D. Về vị trí phân bố của gen.

Câu 11. Ở operon Lac, khi có đường lactozo thì quá trình phiên mã diễn ra vì các lactozo gắn với

A. Chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt
B. Vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
C. Enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này.
D. Protein điều hòa làm kích hoạt tổng hợp protein

Câu 12. Môiz Nucleoxom được một đoạn ADN dài quấn quanh bao nhiêu vòng?

A. Quấn quanh 11/4 vòng
B. Quấn quanh 2 vòng
C. Quấn quanh 11/2 vòng
D. Quấn quanh 13/4 vòng

Câu 13. Nguyên tắc bán đảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
C. Sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
D. Trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

Câu 14. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là

 A. Nucleotit                   B. Ribonucleotit                C. Axit amin                     D. Nucleoxom

Câu 15: Qúa trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ dừng lại khi riboxom

A. Gặp bộ ba kết thúc
B. Gặp bộ ba đa nghĩa
C. Trượt hết phân tử mARN
D. Tế bào hết axit amin

Câu 16. Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen?

A. Thay 1 cặp nucleotit này vằng 1 cặp nucleotit khác
B. Đảo vị trí 1 cawph nucleotit dọc theo gen
C. Chuyển 1 cặp nucleotit từ NST này sang NST khác
D. Thêm 1 cặp nucleotit vào gen

Câu 17. Đột biến gen là

A. Những biến đổi vật chất di chuyển xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST
B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hay một số cặp Nu trong gen
C. Loại đột biến xảy ra trên phân tử ADN.
D. Loại đột biến làm thay đổi số lượng NST.

Câu 18. Thể đột biến là

A. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở trên kiểu hình trội
B. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian
C. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn
D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình

Câu 19. Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất?

A. Mất cặp nucleotit đầu tiên
B. Thêm 3 cặp nucleotit trước mã kết thúc
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở đoạn giữa
D. Mất 3 cặp nucleotit trước mã kết thúc.

Câu 20. Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào

A. Loại tác nhân đột biến và thời điểm xảy ra đột biến
B. Cường độ, liều lượng của tác nhân đột biến.
C. Bản chất của gen hay NST bị tác động
D. Tất cả đều đúng

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

0