14/01/2018, 22:27

Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương

Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương Lý thuyết và bài tập Hóa học THPT tổng hợp lý thuyết và bài tập Hóa học THPT theo từng chương. Qua tài liệu này, các bạn sẽ được củng cố và nâng cao kiến thức ...

Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương

tổng hợp lý thuyết và bài tập Hóa học THPT theo từng chương. Qua tài liệu này, các bạn sẽ được củng cố và nâng cao kiến thức về nguyên tử, phân tử, cấu hình electron, phản ứng ôxi hóa - khử... Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa hiệu quả.

Bài tập về phản ứng oxi hóa - khử

Các dạng bài tập về phản ứng thủy phân este

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Dạng 1: Nguyên tử - Phân tử

1. Tính khối lượng phân tử của chất khí, biết rằng 800ml khí đo ở 170 và 780mmHg có khối lượng 2 g.

2. Hãy xác định:

a/ Trong 280 gam sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt? Khối lượng của một nguyên tử sắt là bao nhiêu gam?

b/ Có bao nhiêu mol phân tử nitơ trong 280g nitơ? Ở đktc, lượng nitơ trên chiếm thể tích là bao nhiêu lít?

3. Trong 1 lit nước có bao nhiêu mol nước? Bao nhiêu phân tử nước? Bao nhiêu nguyên tử hiđro? Bao nhiêu nguyên tử oxi? (D nước = 1 g/ml)

4. Có bao nhiêu phân tử khí chứa trong 33,6l chất khí ở đktc? Cùng thể tích đó của cacbon đioxit ở đktc có khối lượng bằng bao nhiêu?

Dạng 2: Xác định đương lượng của các chất trong từng phản ứng cụ thể

a/ Đương lượng của từng nguyên tố

5. Định đương lượng từng nguyên tố dưới đây trong các phản ứng

a/ S + O2 → SO2             ĐS =?

b/ Fe + Cl2 → FeCl3         ĐFe =?

c/ C + O2 → CO              ĐC =?

d/ C + O2 → CO2             ĐC =?

b/ Đương lượng của hợp chất

6. Định đương lượng từng axit, từng bazơ trong các phản ứng:

a/ H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O

b/ H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

c/ 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O

d/ HCl + Cu(OH)2 → Cu(OH)Cl + H2O

7. Định đương lượng các chất gạch dưới:

a/ FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2

b/ Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

c/ CO2 + NaOH → NaHCO3

d/ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

e/ Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

f/ KCr(SO4)2.12H2O + 3KOH → Cr(OH)3 + 2K2SO4 + 12H2O

8. Định đương lượng các chất gạch dưới:

a/ 2FeCl3 + SnCl2 → 2FeCl2 + SnCl4

b/ 2KMnO4 + 5HNO2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5HNO3 + 3H2O

c/ K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3S↓ + K2SO4 + 7H2O

9. Định đương lượng KMnO4 trong từng quá trình bị khử thành:

a/ MnSO4                b/ MnO2                c/ K2MnO4

Dạng 3: Một số bài toán sử dụng định luật Đương lượng

10. Một kim loại tạo với oxi hai oxit. Khi đun nóng 3 g mỗi oxit trong một luồng khí hiđro có dư, lượng nước lần lượt thu được là 0,679 g và 0,377 g.

a/ Tính đương lượng của kim loại trong từng oxit

b/ Định tên kim loại.

11. Thiếc tạo được hai oxit, về khối lượng loại thứ nhất có 78,8% thiếc, loại thứ hai có 88,12% thiếc. Tính đương lượng và số oxi hóa của thiếc trong mỗi trường hợp, biết khối lượng nguyên tử thiếc là 118,7.

12. 1,355 g một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ 1,00 g NaOH. Tính đương lượng của muối sắt clorua, định công thức phân tử của nó.

13. Tìm đương lượng của kim loại, biết rằng từ 2 g hiđroxit kim loại này có thể tạo thành 3,74gam muối sunfat kim loại.

Trắc nghiệm Hóa học đại cương - Phần vô cơ

Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Dạng 1: Cấu tạo nguyên tử

1. Xác định số điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, số khối của các nguyên tố có ký hiệu: 

2. Bổ sung cho đủ những chỗ còn trống trong bảng sau:

Kí hiệu

Số thứ tự nguyên tử

Số khối

Số proton

Số electron

Số nơtron

Điện tích

 90Sr2+

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

      10

12

 

 

 

82

35

 

 

 

1-

Biết Sr(Z = 38); Na(Z = 11); Br(Z = 35)

Dạng 2: Đồng vị

3. Clo trong tự nhiên (khối lượng nguyên tử 35,45) gồm 2 đồng vị:

Đồng vị

Khối lượng nguyên tử

35Cl

37Cl 

34,97

36,97

Tìm hàm lượng % số nguyên tử các đồng vị.

Dạng 3: Độ dài sóng – Tọa độ và tốc độ của electron

4. Tìm độ dài sóng của một electron chuyển động với tốc độ 2185km/s.

5. Một electron tọa độ xác định với sai số x = 10-10m. Hỏi khi đó tốc độ của nó sẽ xác định với sai số cỡ bao nhiêu?

Dạng 4: Các số lượng tử

6. Vì sao mỗi bộ 4 số lượng tử dưới đây không thể là bộ 4 số lượng tử của một electron trong một nguyên tử nào đó?

a/ n = 3, l = +3, ml = +1, ms = +1/2

b/ n = 2, l = +1, ml = +2, ms = +1/2

c/ n = 2, l = +1, ml = -1, ms = 0

d/ n = 4, l = +3, ml = -4, ms = -1/2

7. Hãy lập bảng các giá trị 4 số lượng tử cho từng electron ở trạng thái bình thường của nguyên tử có cấu hình: 1s22s22p2

8. Có tối đa bao nhiêu electron ứng với:

a/ n = 2

b/ n = 2; l = 1

c/ n = 3, l = 1, ml = 0

d/ n = 3, l = 2, ml = 0, ms = +1/2

9. Xác định tên nguyên tử có electron chót cùng điền vào cấu hình electron có bộ 4 số lượng tử như sau:

a/ n = 2, l = 0, ml = 0, ms = +1/2

b/ n = 2, l = 1, ml = 1, ms = -1/2

c/ n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2

d/ n = 3, l = 2, ml = -2, ms = -1/2

Biết Li(Z =3); Fe(Z = 26); Ne(Z = 10); K(Z = 19); O(Z =8); Zn(Z = 30)

0