7 lí do gây đau răng ngay cả khi bạn không bị sâu răng
Sự đau răng , nhức răng không chỉ do những lỗ nhỏ trên răng. Sự đau răng , nhức răng không chỉ do những lỗ nhỏ trên răng. Không có gì khó chịu hơn việc bạn bị những cơn đau răng hoành hành. Những cơn đau khó chịu làm nản việc bạn đến gặp nha sĩ với thuốc gây tế, ống giải phẫu và mất 3 ngày để ...
Sự đau răng , nhức răng không chỉ do những lỗ nhỏ trên răng.
Sự đau răng , nhức răng không chỉ do những lỗ nhỏ trên răng.
Không có gì khó chịu hơn việc bạn bị những cơn đau răng hoành hành. Những cơn đau khó chịu làm nản việc bạn đến gặp nha sĩ với thuốc gây tế, ống giải phẫu và mất 3 ngày để phục hồi. Nhưng trước khi bạn bỏ cuộc, hãy xem những lí do gây ra tê buốt từ hàm răng trắng và thậm chí không có dấu vết của sâu răng là gì. “ Sâu răng có thể là kết quả của vô số nguyên nhân gây nên, chứ không phải chỉ do một lỗ nhỏ đơn thuần”, Gerry Curatola – nha sĩ, người sáng lập ra Rejuvenation Dentistry và chuyên gia tư vấn RedSelf. “ Đó là lý do vì sao cần nhận thức rõ và chú ý đến việc đau nhức là do đâu và khi nào nó xảy ra”.
Để giúp bạn xác định chính xác tình trạng này và tránh những cơn bực dọc không cần thiết, hãy tham khảo những thông tin dưới của kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com chia sẻ dưới đây về các lý do bạn phải đối mặt với sự bất an về răng hàm mặt nhé.
Bạn nên xem thêm:
- Cách chữa sâu răng hàm
- Cách chữa nhiệt miệng
- Cách làm trắng răng
- Cách trị thâm quầng mắt
:
1. Đánh răng quá mạnh dẫn đến viêm nướu
Tất nhiên bạn muốn có hàm răng trắng đẹp nhưng nếu đánh răng quá mạnh sẽ dẫn tới nhiều vấn đề- và đau nướu. Bạn có thể thấy cực kì tê buốt khi ăn hay uống đồ lạnh, vì cấu trúc răng bị lộ ra. Handschuh, nha sĩ tại trung tâm thẩm mỹ răng hàm mặt tại White Plains cho biết trong khi bạn không thể xoá bỏ sự tổn thương răng để quay trở lại trạng thái ban đầu bằng cách đánh răng nhiều lần, bạn có thể đến gặp nha sĩ, người có thể “lấp đầy” những chỗ răng ngả màu đã bị ăn mòn,thậm chí kể cả việc đặt mô nướu để tái tạo lại hình dạng ban đầu cũng là điều có thể. Suy nghĩ tốt nhất của bạn để tránh đi những cuộc hẹn về răng miệng như thế này, đầu tư cho mình một bàn chải đánh răng điện chất lượng tốt và giảm đi độ áp lực.
2. Nhiễm trùng răng
Theo số liệu của Centers for Disease Control and Prevention (CDC) ( Các trung tâm phòng chống bệnh) cho biết gần một nửa người trưởng thành ở độ tuổi 30 và hơn mắc chứng chu nha nhẹ, vừa phải và nặng.
Nhưng thậm chí nếu bạn may mắn không mắc căn bệnh này, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng răng. Melisa Thompson, nha sĩ tại Massachusetts, ông chủ của 3 Aspen Dental Practices( Thực hành nha khoa Aspen) cho biết “Nhiễm trùng răng xảy ra khi vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc khu vực nướu và nhân lên để cơ thể không thể kháng cự lại những vi khuẩn xấu . Nhiễm trùng có thể gây đau nhức hoặc sưng tấy, mụn nhỏ phía trên răng và nướu, mủ hoặc thậm chí gây mùi hôi trong miệng, Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ. Nha sĩ Hanschuh cho rằng nha sĩ sẽ vệ sinh khu vực nướu quanh răng nhiễm trùng và kê ngay thuốc kháng sinh và nước súc miệng cho bạn.
3. Bạn bị “thương tích” trên răng
Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn trong trường hợp này thì bạn sẽ biết ngay, nhưng điều đáng ngạc nhiên là tổn thương răng có thể là kết quả của một sự cố xảy ra nhiều năm về trước. Điều này có thể kéo theo việc làm tổn thương răng, là một tai nạn ô tô có một lực tác động vào miệng, hoặc cằm, thậm chí là khi nhai một số loại thức ăn dẫn đến tổn thương răng, nha sĩ Hanschuh cho hay. Nha sĩ Thompson cũng nói rằng đi cùng với tổn thương hoặc gãy răng là những cơn đau và răng nhạy cảm khi nhai, gây nên sự bẻ cong và kích thích các dây thần kinh chân răng. Nếu bệnh nhân bị tổn thương răng, nha sĩ sẽ theo dõi răng thường xuyên bằng tia X để đảm bảo rằng không có sự viêm nhiễm nào và dây thần kinh trong răng không bị chết đi. Nếu răng chết vì bị tổn thương thì dấu hiệu sẽ bao gồm sự mất màu ở khu vực phía ngoài răng, nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu răng cần phải nhổ thì việc cấy một thiết bị di động như là răng giả sẽ là bước tiếp theo.
4. Bạn bị viêm xoang nặng
Đặc biệt là trong mùa cảm cúm và dị ứng, viêm xoang có thể lây nhiễm không như những bệnh bình thường. Bác sĩ Handschuh nói bởi vì chân răng nằm ngay sát xoang, nên viêm xoang có thể phản chiếu xuống răng. Thay vì điều trị nha khoa, bạn cần điều trị bằng thuốc thông mũi và có thể dùng kháng sinh được kê bởi bác sĩ gia đình.
5. Nghiến răng khi ngủ
Có thể một lí do nào đó dẫn đến việc bạn nghiến răng khi ngủ, nhưng nó có thể gây phiền toái cho người bạn cùng giường với bạn. Ông Handschuh khẳng định trong một số trường hợp, nghiến răng thường xuyên khi ngủ có thể dẫn đến việc gây tổn thương cho răng. Vì thế quan trọng là hãy để bác sĩ khám răng cho bạn để họ kiểm tra xem liệu răng bạn có bị tác động quá xấu hoặc quá sớm. Mất cân bằng khi nghiến răng lại với nhau có thể gây nên vấn đề như đau răng và cơ. Có rất nhiều cách điều trị cho loại đau này, một trong số đó là việc sử dụng “người gác đêm” cái hỗ trợ giảm đi các lực của răng và thậm chí đặt các lực này xuyên qua các lỗ nhỏ trên răng.
6. Trám răng, hàn răng
Trong trường hợp này , bạn có thể nhận thấy vô cùng nhạy cảm khi nhai chỗ bạn vừa trám xong. Bác sĩ Thompson cho biết khi hàn răng, bạn có thể thấy nhạy cảm khi ăn đồ lạnh trong vòng 2 tuần, điều này là bình thường, nhưng nếu khi nhai bạn thấy nhạy cảm , đặc biệt là thức ăn “cứng”, thì cần điều trị ngay để bạn có thể nhai bình thường được. Bởi vì bạn có thể nhận thấy điều này sau khi khám bác sĩ, bạn sẽ phải tiếp tục lên lịch để bác sĩ theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh để giảm đau cho bạn. Bác sĩ nha khoa sẽ điều chỉnh sự ảnh hưởng nếu cần, và nếu nhạy cảm về nhiệt độ thì họ sẽ đặt flo cục bộ hoặc làm bớt nhạt vết hàn trên răng.
7. Răng tổn thương
Răng tổn thương bởi rất nhiều lí do, bao gồm nhai đồ ăn “cứng” gây ra tổn thương răng, tổn thương từ bên ngoài như là ngã hoặc tai nạn, thậm chí là cắn chặt và nghiến. “ Nếu có tổn thương răng, đau răng sẽ xảy ra khi cắn, nhai, và thậm chí là uống đồ nóng hoặc lạnh”, bác sĩ Thompson nói. Nếu tổn thương ở răng cửa thì bạn có thể nhìn thấy rõ sự tổn thương, nhưng nếu ở răng hàm thì khó phát hiện hơn. Khám bác sĩ ngay, bác sĩ sẽ kiểm tra và phục hồi răng trước khi vết tổn thương trầm trọng hơn – và hãy dừng ngay việc ăn đồ ăn cứng. Ông Thompson cũng cho biết nếu cắn chặt hàm răng và nghiến răng thì một “người gác đêm nhân tạo” bảo vệ răng khỏi những “thương tích” được khuyến khích sử dụng.
Đau răng có thể do những nguyên nhân đơn giản, dễ điều trị hoặc có thể rất phức tạp, vì vậy tốt nhất là luôn bảo vệ tốt và kiểm tra răng định kỳ. Nha sĩ Handschuh khuyến cáo nếu từ bỏ việc điều trị, đau răng và nhiễm trùng có thể là những vấn đề đe doạ cuộc sống và có thể lan khắp cơ thể, gây nên sự nhiễm trùng nặng hơn. Hãy đến bác sĩ khám răng định kỳ 6 tháng/lần( hoặc nhiều hơn theo lời khuyên của bác sĩ) để tránh những điều trên xảy đến. Ông Handschuh cũng nói “ Hãy nói chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn với nha sĩ của bạn để cam kết giữ một hàm răng khoẻ mạnh và không đau nhức trong toàn quãng đời của mình”.
Chuyên mục sức khỏe trên kênh cẩm nang đời sống ameovat.com chúc các bạn luôn có được một sức khỏe tốt mỗi ngày nhé!