Cây xạ đen và những công dụng tuyệt vời từ cây xạ đen
Cây xạ đen được xem là một vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, loài cây này có những tác dụng cụ thể nào cũng như cách sử dụng trong chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Cây xạ đen được xem là một vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa trị nhiều ...
Cây xạ đen được xem là một vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, loài cây này có những tác dụng cụ thể nào cũng như cách sử dụng trong chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng nắm được.
Cây xạ đen được xem là một vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, loài cây này có những tác dụng cụ thể nào cũng như cách sử dụng trong chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng nắm được.
Bài viết dưới đây, a mẹo vặt sẽ giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức tổng quát nhất cũng như một số ứng dụng trong Y học của cây thuốc này.
Bạn nên xem thêm:
- Tác dụng của cây đinh lăng
- Công dụng của cây mật gấu
- Cây chó đẻ và công dụng của cây chó đẻ
- Công dụng của nấm linh chi
Cây xạ đen và những đặc tính khoa học
Những công trình nghiên cứu khoa học về cây xạ đen được thực hiện vào năm 1851 mặc dù trước đó rất lâu nó đã được dân gian sử dụng tương đối nhiều. Cũng giống như nhiều loài cây thuốc nam khác, xạ đen sinh trưởng và phát triển dưới dạng dây leo thân gỗ. Đây cũng là loài cây tương đối dễ trồng theo từng khóm bó sát với độ dài trung bình của thân cây vào khoảng từ 3 mét đến 10 mét.
Theo các nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian, xạ đen mang vị hơi chát và có tính hàn. Xạ đen thường được dùng với mục đích hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa như thông kinh, lợi tiểu; dùng cho các trường hợp bị mụn nhọn, mẩn ngứa, giúp tiêu độc, hạn chế viêm nhiễm… Ngoài ra, một vài quan niệm dân gian cũng cho rằng, loài cây này còn được dùng để hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan tới gan, ung thư.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xạ đen
Cũng như nhiều loại thuốc nam khác, hầu hết các bộ phận của xạ đen đều được dùng để sắc thành thuốc uống hàng ngày. Người bệnh có thể dùng xạ đen tươi trực tiếp hoặc phơi khô để bảo quản sau đó dùng dần.
Bài thuốc từ thân xạ đen:
Thân xạ đen sau khi đã phơi khô hoặc thái tươi đem rửa sạch và bỏ vào ấm theo tỉ lệ khoảng 80g thân với 2,5 lít nước. Sắc kỹ trong vòng từ 25 đến 30 phút sau đó chắt nước uống. Có thể chế thêm nước để sắc cho lần tiếp theo tới khi cảm nhận được độ loãng của thuốc.
Bài thuốc từ lá xạ đen
Cũng tương tự như cách làm với thân, việc sắc nước từ lá xạ đen cũng được thực hiện theo đúng quy trình trên. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là lượng lá bạn nên bỏ ít hơn so với thân, chỉ khoảng 50g là có thể đủ cho một lần sắc thuốc.
Ngoài ra bạn có thể ủ lá khô trong ấm nước sôi tương tự như cách pha trà và uống hàng ngày.
Một lưu ý nhỏ là để có thể phát huy được hết công dụng chữa bệnh từ xạ đen, người dùng nên kết hợp cả thân và lá khi sắc thuốc uống. Với việc kết hợp này, người bệnh có thể cho vào ấm khoảng 100 gam xạ đen, trong đó mỗi thứ bỏ vào một nửa và sắc với khoảng 2 lít nước.
Trên đây là những kiến thức sơ bộ về cây xạ đen cũng như một số bài thuốc chữa bệnh từ dân gian. Tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Chúc các bạn luôn vui khỏe với các kiến thức từ chuyên mục sức khỏe của kênh cẩm nang đời sống ameovat.com nhé!