18/06/2018, 11:41

547 (Đinh Mão) :Triệu Quan Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch.

Thiên Đức năm thứ tư Triệu Quan Phục đem hơn một vạn quân từ Khuất Lão tiến ra, kéo xuống đồng bằng. Thiên Đức năm thứ tư Triệu Quan Phục đem hơn một vạn quân từ Khuất Lão tiến ra, kéo xuống đồng bằng. Ông đóng quân ở đầm Dạ Trạch, lấy đó làm căn cứ để chiến đấu lâu dài. Dạ Trạch (Bãi Màn ...

Image

Thiên Đức năm thứ tưTriệu Quan Phục đem hơn một vạn quân từ Khuất Lão tiến ra, kéo xuống đồng bằng.

Thiên Đức năm thứ tư

Triệu Quan Phục đem hơn một vạn quân từ Khuất Lão tiến ra, kéo xuống đồng bằng. Ông đóng quân ở đầm Dạ Trạch, lấy đó làm căn cứ để chiến đấu lâu dài. Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên) là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy mọc um tùm. Ở giữa là một bãi bồi phù sa rộng. Có thể làm ăn sinh sống được. Xung quanh bãi bồi là đầm lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc, đẩy bằng sào đi lướt trên cỏ nước mới đi vào được, lỡ rơi xuống nước thì rắn cắn chết. Triệu Quan Phục đóng quân ở bãi nổi ấy. Ngày ngày, quân sĩ thay phiên nhau vừa luyện tập vừa cuốc ruộng, phá bờ, trồng lúa, trồng khoai để tự túc lương thực; ban đêm thì đi thuyền độc mộc ra đánh úp trại giặc, cướp được nhiều lương thực để cầm cự lâu dài. Tướng giặc là Trần Bá Tiên nhiều lần đem quân đến nhưng không sao đánh nổi. Nghĩa quân của Triệu Quan Phục đã đóng quân ở đây 4 năm. Người trong nước gọi đầm này là đầm Dạ Trạch, gọi Triệu Quan Phục là Dạ Trạch vương (Vua Đầm đêm).

Khi ốm nặng, Lý Nam Đế để cho người anh ruột là Lý Thiên Bảo cùng với một tướng trẻ là Lý Phật Tử đem hai vạn quân ngầm tiến đánh chiếm lại Cửu Chân. Quân của Lý Thiên Bảo đã đánh lấy được Cửu Chân, tiến đánh và giết được tên Thứ sử Đức Châu (Hà Tỉnh) là Trần Văn Giới và vây đánh Ái Châu, Trần Bá Tiên đem quân vào cứu Ái Châu và Cửu Chân. Lý Thiên Bảo phải rút lên vùng thượng du Ái Châu (vùng tây Thanh Hoá giáp Lào) ở động Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương.

Nguồn:Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 35-36

0