650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương
650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 650 câu trắc nghiệm sinh học lớp 10 Bộ câu hỏi là tài liệu ôn thi học kỳ 1, thi hết học kỳ 2 cực kỳ hữu ích. Bộ đề ...
650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương
650 câu trắc nghiệm sinh học lớp 10
Bộ câu hỏi là tài liệu ôn thi học kỳ 1, thi hết học kỳ 2 cực kỳ hữu ích. Bộ đề trắc nghiệm sinh học lớp 10 này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo từng chương và từng bài cụ thể rõ ràng với đáp án giúp các bạn tự kiểm tra cũng như ôn tập kiến thức sinh học lớp 10 được chắc chắn và hiệu quả nhất.
10 bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10
Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
Bài tập về nguyên phân và giảm phân
Bài tập Sinh học lớp 10: Các nguyên tố hóa học và nước
Trắc nghiệm Sinh học 10 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất
Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. Tế bào. C. Mô. D. Cơ quan.
Câu 2. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. Chúng có cấu tạo phức tạp.
B. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D. Cả A, B, C.
Câu 3. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là
A. Linnê. B. Lơvenhuc. C. Hacken. D. Uytakơ.
Câu 4. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
D. Trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 5. Giới nguyên sinh bao gồm
A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 6. Vi sinh vật bao gồm các dạng
A. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút.
B. Vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh.
C. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm.
D. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
Câu 7. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành
A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần. D. Hạt kín.
Câu 8. Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành
A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần D. Hạt kín.
Câu 9. Nguồn gốc chung của giới thực vật là
A. Vi tảo. B. Tảo lục.
C. Tảo lục đơn bào. D. Tảo lục đa bào nguyên thuỷ.
Câu 11. Đặc điểm cơ bản nhất dể phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là
A. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. Có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. Có bộ xương trong và cột sống.
Câu 12. Nguồn gốc chung của giới động vật là
A. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. Động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Câu 13. Đặc điểm của vi khuẩn, xạ khuẩn là
A. Thuộc nhóm nhân sơ.
B. Sinh sản bằng bào tử.
C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.
D. Hình thành hợp tử từng phần.
Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm
1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5->3->2->1->4.
B. 5->3->2->1->4.
C. 5->2->3->1->4.
D. 5->2->3->4->1.
Câu 15. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 16. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 17. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể sinh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã sinh vật .
Câu 18. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể snh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã và hệ sinh thái.
Câu 19. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là
A. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. Loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. Loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
D. Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
Câu 20. Giới khởi sinh gồm
A. Virut và vi khuẩn lam.
B. Nấm và vi khuẩn.
C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam.
D. Tảo và vi khuẩn lam.
Câu 21. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
Câu 22. Giới động vật gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. Đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. Đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu 23. Giới thực vật gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
B. Đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
C. Đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
Câu 24. Nấm men thuộc giới
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 25. Địa y là sinh vật thuộc giới
A. Khởi sinh.
B. Nấm.
C. Nguyên sinh.
D. Thực vật.
Câu 26. Thực vật có nguồn gốc từ
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
D. Virut.
Câu 27. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là
A. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. Có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. Có bộ xương trong và cột sống.
Câu 28. Nguồn gốc chung của giới động vật là
A. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. Động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Trắc nghiệm Sinh học 10 PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
(Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất)
Câu 29. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 30. Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon
A. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).
D. Cả A, B, C .
Câu 31. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 32: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. Lipit, enzym.
B. Prôtêin, vitamin.
C. Đại phân tử hữu cơ.
D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 33: Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại đây là hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng
A. Kali.
B. Can xi.
C. Magie.
D. Photpho.
Câu 34: Khi cây trồng thiếu phôtpho sẽ dẫn tới
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quỏ trỡnh tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 35: Khi cây trồng thiếu ka li sẽ dẫn tới
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quỏ trỡnh tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 36: Khi cây trồng thiếu magie sẽ dẫn tới
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quỏ trỡnh tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 37: Khi cây trồng thiếu can xi sẽ dẫn tới
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quỏ trỡnh tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 38. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A- Cacbon.
B- Hydro.
C- Oxy.
D- Nitơ.
*Câu 39. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là
A. ni tơ.
B. các bon.
C. hiđrrô.
D. phốt pho.
Câu 40. Các chức năng của cácbon trong tế bào là
A. dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.
B. cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.
C. điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.
D. thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.
Câu 41. Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì
A. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống .
B. chúng có tính phân cực.
C. có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.
D. chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
(Còn tiếp)