28/02/2018, 14:16

6 điều đặc biệt mà 80% người trên thế giới muốn có cũng không thể

"Nếm" từ ngữ, vẫy vẫy tai như mèo... là những khả năng hay đặc điểm cơ thể chỉ có ở vài triệu người trên thế giới mà thôi. Con người luôn là câu đố lớn nhất mà hàng trăm năm qua các nhà khoa học. Dường như, những gì mà con người có thể làm được là vô biên, là thách thức cả đấng tạo hóa. Tuy ...

"Nếm" từ ngữ, vẫy vẫy tai như mèo... là những khả năng hay đặc điểm cơ thể chỉ có ở vài triệu người trên thế giới mà thôi.

Con người luôn là câu đố lớn nhất mà hàng trăm năm qua các nhà khoa học. Dường như, những gì mà con người có thể làm được là vô biên, là thách thức cả đấng tạo hóa.

Tuy nhiên, có những khả năng mà chỉ có một số ít người mới làm được mà thôi. Hãy thử xem bạn có ở trong danh sách những người siêu phàm mà người khác có "chảy nước miếng" cũng không thể có đó không nhé!

1. Trí nhớ "siêu phàm"

Nếu bạn có thể đọc vanh vách tên của những nhân vật phụ trong phim hay chỉ mặt điểm tên những người lạ trong đám đông thì ắt hẳn bạn là một người có khả năng nhớ khuôn mặt siêu phàm đó!

Khả năng dường như chỉ tồn tại duy nhất ở những khuôn mặt, còn các chi tiết khác không khiến bạn lưu tâm.
Khả năng dường như chỉ tồn tại duy nhất ở những khuôn mặt, còn các chi tiết khác không khiến bạn lưu tâm.

Nhưng đừng vội mừng, bởi rất có thể bạn đang mắc hội chứng mà chỉ tồn tại ở 1 - 2% người trên thế giới. Nói đơn giản, bạn có sức mạnh siêu phàm để lưu giữ lại hình ảnh những khuôn mặt đến độ gần như ma quái.

Hầu hết mọi người có thể nhớ lại khoảng 20% gương mặt họ từng nhìn thấy nhưng những người siêu cường này có thể chỉ mặt đọc tên 80% số người đã gặp.

Đây được cho là một biến thể của hội chứng hyperthymesia - có thể nhớ cụ thể từng chi tiết tất cả những gì đã xảy ra vào bất kì một thời điểm nào đó trong quá khứ. Tuy nhiên, khả năng dường như chỉ tồn tại duy nhất ở những khuôn mặt, còn các chi tiết khác không khiến bạn lưu tâm.

2. Khả năng "nếm" từ ngữ

Bạn có tin rằng, một số người thật sự có thể nếm mùi vị rất mạnh của các từ (ngữ) hay nhìn thấy âm thanh?

Ví thử như khi bạn đang thì thầm nói về một con số nào đó, bạn lại cảm thấy như đang nếm bánh mì nướng bơ trong miệng.

Khi nghe thấy bất kỳ một từ ngữ nào, bạn đều cảm nhận được hương vị ở lưỡi.
Khi nghe thấy bất kỳ một từ ngữ nào, bạn đều cảm nhận được hương vị ở lưỡi.

Và nếu bạn đang cảm nhận như vậy thì xin thông báo, bạn đang mang trong mình khả năng đặc biệt "nếm" từ ngữ rồi. Tên khoa học của khả năng này là Synesthesia - cảm giác đi kèm.

Đây là một vấn đề liên quan đến thần kinh nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng của con người. Hiểu đơn giản, khi tác động đến một giác quan, nhưng có thể lại cho phản xạ vô điều kiện ở một giác quan khác.

Ví dụ, nói đến chữ cái hoặc tên một người nào đó - ngay lập tức bạn lại cảm nhận được vị của mùi thịt hun khói ở trong miệng.

Điều đó có nghĩa, khi nghe thấy bất kỳ một từ ngữ nào, bạn đều cảm nhận được hương vị ở lưỡi.

Theo các chuyên gia, cảm giác kết hợp thường thấy là âm thanh - màu sắc, hay chữ cái - con số, biểu tượng – màu sắc. Ước tính, cứ 23 người lại có 1 người có cảm giác kèm và những người có cảm giác kèm sở hữu sức sáng tạo vượt trội so với người bình thường.

3. "Ngọ nguậy" tai như tể tướng Lưu Gù

Hẳn không ít bạn cảm thấy thích thú trước màn "vẫy tai" vô cùng độc đáo của tể tướng Lưu Gù. Nhưng bạn có hay, chỉ có khoảng 15% dân số thế giới có khả năng đặc biệt này, còn 85% số người còn lại thì không.

Mấy ai làm được như này?
Mấy ai làm được như này?

Sở dĩ các chuyên gia đưa ra lời khẳng định như vậy là bởi, việc có thể "ngọ nguậy" chiếc tai phụ thuộc nhiều vào nhóm cơ tai Auriculares.

Đây là phần cơ phía ngoài tai, có chức năng xoay và điều chỉnh đôi tai để tập trung thính giác về phía những âm thanh đặc biệt - giống như loài mèo thường vểnh tai để nghe mồi.

Được biết, loài người xưa cũng sở hữu nhóm cơ này, nhưng do tiến hóa nên phần cơ này ở một số người yếu và dần biến mất.

4. Gân nổi ở cổ tay

Đầu tiên, bạn hãy để ngửa tay ra và gập cổ tay lại rồi lại kéo căng ra như hình dưới đây xem bạn có bộ phận này không nhé!

Chiếc gân tay nổi lên thực chất là một cơ đã bị thoái hóa, có tên khoa học gọi là palmaris longus (cơ gan tay). Đây được cho là bằng chứng chứng minh, chúng ta đã tiến hóa từ động vật trong quá khứ.

Cụ thể, palmaris longus là những gì còn sót lại của tổ tiên chúng ta ngày trước - những người sử dụng chi trước để leo trèo.

Chỉ có 14% số người trên thế giới có chiếc gân này ở cổ tay.
Chỉ có 14% số người trên thế giới có chiếc gân này ở cổ tay.

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 chỉ ra, các loài linh trưởng thường xuyên leo trèo như khỉ, vượn cáo... có phần cơ gan tay rất dài; trong khi khỉ đột, tinh tinh, vượn và cả người, bộ phận này ngắn hơn rất nhiều.

Dẫu vậy ngày nay, việc tồn tại hay không phần cơ này ở tay cũng không làm lực nắm hay cơ bắp của bạn yếu đi. Hay nói cách khác, đây được xem là một trong những bộ phận thừa thãi nhất trên cơ thể giống như ruột thừa và nhân trung.

5. Sở hữu lỗ nhỏ bí ẩn ở vành tai

Hãy ra gương và thử ngắm nghía đôi tai của mình xem, nếu phát hiện một lỗ nhỏ ở vành tai thì xin chúc mừng, bạn là một trong 1- 10% người trên thế giới sở hữu điểm đặc biệt này.

Rò luân nhĩ thường xuất hiện ở những người gốc châu Á hoặc Phi.
Rò luân nhĩ thường xuất hiện ở những người gốc châu Á hoặc Phi.

Theo các chuyên gia, lỗ nhỏ ở vành tai này có tên khoa học là rò luân nhĩ (preauricular sinus). Đây là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn.

Các hồ sơ hóa thạch cho thấy, tai người phát triển từ cấu trúc tương tự như mang cá. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, phôi thai người và cá tồn tại cấu trúc gọi là vòm họng.

Nếu ở cá, các biến thể biến thành mang thì ở người, chúng phát triển thành tai. Tuy nhiên, đôi khi các yếu tố không thực đan xen lại với nhau, tạo thành lỗ nhỏ vùng vành tai.

6. "Siêu nếm"

Đúng như tên gọi, người "siêu nếm" là người có thể cảm nhận được hương vị tốt gấp nhiều lần người bình thường. Theo tính toán, chỉ có khoảng 25% dân số trên thế giới có khả năng đặc biệt này mà thôi, phân bố chủ yếu ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi.

Với cấu tạo lưỡi nhiều gai hình nấm - vùng cảm nhận vị giác, đây sẽ là yếu tố khiến lưỡi có phản ứng mạnh mẽ hơn với những vị khác nhau như chua, mặn, ngọt và đặc biệt là vị đắng.

Vì sự phản ứng có phần "dữ dội" đối với hương vị nên những người "siêu nếm" thường không thích một số loại đồ ăn nhất định, đặc biệt những loại có vị đắng, như cà phê, mướp đắng...

0