Xác định bạn hướng nội hay hướng ngoại trong 1 phút chỉ bằng một quả chanh
Bạn có tin: quả chanh có khả năng đoán trúng phóc tính cách của một người chỉ trong vài chục giây. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình là một người sống hướng ngoại ưa thích sự ồn ào náo nhiệt, hay là một người "sống nội tâm và hay khóc thầm"? Thực ra, để xác định được tính cách của bản thân cũng ...
Bạn có tin: quả chanh có khả năng đoán trúng phóc tính cách của một người chỉ trong vài chục giây.
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình là một người sống hướng ngoại ưa thích sự ồn ào náo nhiệt, hay là một người "sống nội tâm và hay khóc thầm"?
Thực ra, để xác định được tính cách của bản thân cũng không phải đơn giản. Tuy nhiên, giờ đây đã có một phương pháp vô cùng nhanh chóng và đơn giản để xác định tính cách mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ với một quả chanh và những dụng cụ đơn giản, bạn có thể xác định được mình là một người hướng ngoại hay hướng nội.
Chuẩn bị
- Chanh
- Tăm bông (bông ngoáy tai)
- Một sợi chỉ
Dụng cụ để làm thí nghiệm.
Thực hiện
Đầu tiên, bạn buộc sợi chỉ vào phần chính giữa của chiếc tăm bông sao cho khi bạn treo lơ lửng, bông phải cân bằng, không nghiêng về bên nào cả.
Buộc sợi dây vào chính giữa tăm bông
Sau đó bạn đặt một đầu tăm bông lên lưỡi, giữ trong 20 giây rồi nhả ra.
Tiếp theo, nhỏ khoảng 5 giọt chanh lên lưỡi rồi nuốt, và ngay lập tức đặt đầu còn lại của chiếc tăm bông lên lưỡi, cũng giữ trong 20 giây.
Cuối cùng, bạn lấy chiếc tăm bông ra và treo nó lơ lửng trong không khí bằng sợi chỉ đã buộc sẵn. Nếu như 2 đầu bông tăm vẫn cân bằng hoặc không có thay đổi gì nhiều, bạn là một người sống hướng ngoại (extrovert). Còn nếu đầu tăm nghiêng về đầu thấm nước bọt sau khi nuốt chanh, bạn là người có xu hướng sống nội tâm - introvert.
Chiếc tăm bông "phán" tính cách của bạn như thế nào?
Đây là phiên bản đơn giản của một phương pháp nghiên cứu cổ điển do nhà tâm lý học người Đức Hans Eysenck nghĩ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Trong phiên bản gốc, vợ chồng nhà Eysenck đã sử dụng những thiết bị đo vô cùng nhạy cảm để xác định lượng nước bọt được tiết ra sau khi các ứng viên được tiếp xúc với nước chanh.
Bằng các quan sát và phân tích lượng nước bọt được tiết ra, Hans Eysenck đã kết luận rằng, những người có xu hướng sống nội tâm sẽ tiết nhiều nước bọt hơn những người sống hướng ngoại.
Đây là phương pháp cổ điển được nghĩ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Ông giải thích rằng, những người sống nội tâm thường hay lo lắng, cẩn trọng về mọi thứ. Chính vì luôn phải đề phòng với những gì xung quanh nên họ mới có xu hướng khép mình lại và không thường xuyên cởi mở với thế giới bên ngoài.
Những người sống nội tâm thường hay lo lắng, cẩn trọng về mọi thứ.
Vì vây phương pháp hiệu quả mà đơn giản nhất để kiểm tra một người có phong cách sống nội tâm hay không chính là đo lượng nước bọt được họ tiết ra.
Theo những nghiên cứu tâm lý học, con người thường có xu hướng tiết những chất lỏng trong cơ thể khi cảm thấy lo lắng, sợ sệt. Chính vì vậy dân gian hay dùng những cụm từ như "nuốt nước bọt ừng ực" hay "toát mồ hôi hột" để miêu tả trạng thái sợ hãi của một người.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra một người sống nội tâm hay không chính là đo lượng nước bọt được họ tiết ra.
Đó cũng chính là cơ sở để Eysenck tìm ra phương pháp xác định tính cách đặc biệt này. Theo ông, yếu tố quyết định một con người có tính cách sống hướng nội hay hướng ngoại chính là sự nhạy cảm trong việc kích thích vỏ não.
Những người "sống nội tâm, hay khóc thầm" thường nhạy cảm hơn trong các tình huống trong cuộc sống.
Những người "sống nội tâm, hay khóc thầm" thường nhạy cảm hơn trong các tình huống trong cuộc sống, nhạy bén hơn trong các lối suy nghĩ.
Cũng vì thế, họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, và từ đó hình thành nên những nỗi lo lắng dai dẳng hơn rất nhiều so với người bình thường.