6 cảnh phim ảo đến mức bạn tin chắc rằng chúng đã được xử lý bằng kỹ xảo điện ảnh
Thành công vang dội của những bộ phim viễn tưởng và hành động sử dụng kỹ thuật dựng phim hoàn toàn bằng cảnh quay thật là một làn gió mới trong nền điện ảnh bom tấm Hoa Kỳ rất được người yêu phim chào đón. Những cảnh quay thực khi so sánh với kỹ thuật vi tính có những ưu thế nhất định. Kể đến ...
Thành công vang dội của những bộ phim viễn tưởng và hành động sử dụng kỹ thuật dựng phim hoàn toàn bằng cảnh quay thật là một làn gió mới trong nền điện ảnh bom tấm Hoa Kỳ rất được người yêu phim chào đón.
Những cảnh quay thực khi so sánh với kỹ thuật vi tính có những ưu thế nhất định. Kể đến như việc giúp diễn viên bộc lộ những cử chỉ "thật" và trình diễn nhiệt tình hơn. Một ví dụ điển hình trong việc sử dụng kỹ xảo điện ảnh "quá tay" phải nói đến "Người Hobbit: Chuyến Phiêu Lưu Bất Ngờ" khi mà trong một cảnh, phòng diễn vỏn vẹn một nền màu xanh lá không một bóng người làm cho diễn viên gạo cội Ian McKellen thủ vai pháp sư "Gandalf" phải rơi nước mắt trong bối rối.
"Pháp sư Gandalf" thuật lại: "Tôi đã bật khóc giữa một cảnh quay và tự nhủ 'Đây không phải là lý do tôi dấn thân vào nghề này', không may, chiếc mic của tôi khi ấy vẫn đang hoạt động cả trường quay đã nghe thấy hết".
Một lợi thế khác của việc sử dụng đến kỹ thuật quay cảnh thật là hiệu quả nó đem lại cho người dùng, những cảnh CGI dù có chi tiết đến đâu vẫn không thể đánh lừa hoàn toàn giác quan "siêu" nhạy cảm của con người.
1. Chiến Tranh Các Vì Sao
Nhân vật trong phim đều thực sự hoạt động, không cần đến đồ họa vi tính phác họa.
Hàng tá những nhân vật và đồ vật được thấy trong phim được thiết kế, nghiên cứu và chế tạo thành những thiết bị thực sự hoạt động được mà không cần nhờ đến sự can thiệp của "phép màu" đồ họa vi tính.
Kể đến như robot BB-8, một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong bộ phim với những hành động hết sức ngộ nghĩnh được thể hiện hầu hết bằng việc quay những phiên bản mô hình khác nhau của BB-8.
Các đồ vật có thể cầm nắm giúp diễn viên bộc lộ cử chỉ một cách thật nhất.
Ngoài ra nhiều sinh vật ngoài hành tinh và mô hình phi thuyền cũng được xây dựng thành những đạo cụ có thể "sờ nắm" được giúp diễn viên thể hiện được hết khả năng của mình.
Một ví dụ điển hình phải nhắc đến ở đây là chiếc "ổ bánh mỳ ăn liền" trong bộ phim. Để chế tạo ra được "bánh mỳ của tương lai" đạo diễn đã phải cử một đội làm việc trong 3 tháng mày mò nghiên cứu, nhưng kết quả nhận được phải nói là rất xứng đáng khi chiếc "bánh mỳ" này đã thực sự tỏa sáng trong cảnh quay chưa đầy 4 giây của mình.
Một điều thú vị về đạo cụ "bánh mỳ ăn liền": bạn hoàn toàn có thể ăn được nó.
2. Điệp Viên 007: Spectre
Một cảnh quay trong phim Điệp viên 007.
Một trong những lý do sê-ri phim James Bond vẫn là ông hoàng phim hành động điệp viên trong hơn một nửa thế kỷ nay một phần không nhỏ là nhờ quyết định sử dụng những cảnh quay chân thực cho những pha hành động kịch tính và tráng lệ của mình.
Những pha hành động vô cùng chân thực và đầy kịch tính.
Một số cảnh quay ấn tượng nhất có thể kể đến như: cảnh máy bay trực thăng nhào lộn trên bầu trời Mexico City với 1.500 diễn viên quần chúng hoảng hốt dưới mặt đất hay cảnh thả một chiếc máy bay trượt trên dãy núi tuyết Alps và phi thẳng vào ngôi nhà bằng gỗ.
Nhiều khi, do tốc độ trượt quá cao, máy bay có chiều hướng lướt trên không trung.
Nhưng đại diện đích thực về sự táo bạo của các nhà làm phim phải là vụ nổ phá kỷ lục Guinness trong cảnh cao trào của bộ phim.
Vụ nổ đã tiêu tốn đến 8.418 lít nhiên liệu và 33 kg chất nổ.
3. Dưới Lớp Mặt Nạ (Under The Skin)
Under The Skin - bộ phim giả tưởng về sinh vật ngoài hành tinh.
Bộ phim giả tưởng về sinh vật người ngoài hành tinh dưới lốt một phụ nữ quyến rũ chuyên dụ dỗ đàn ông vào cạm bấy chết người.
Cạm bẫy có hình hình dạng một bể nước đen kịt tiêu hóa những nạn nhân mê mẩn với dục vọng.
Có lẽ khi gặp cảnh quay như thế này các nhà đạo diễn thông thường sẽ sử dụng đến kỹ xảo điện ảnh để đưa ý tưởng của mình lên màn ảnh. Nhưng Jonathan Glazer không thuộc danh sách đạo diễn ấy, ông không dễ dàng thỏa mãn như vậy. Để thực hiện cảnh quay, bộ phim đã xây dựng một bể nước chứa dung dịch đen đậm đặc và cho diễn viên của mình thực sự lặn trong đó. Được biết để đạt được hiệu ứng mong muốn để bể nước không tràn ra, đội làm phim đã phải kỹ lưỡng rút từ từ dung dịch trong bể ra khi diễn viên chìm dần trong bể.
Nữ diễn viên chính đeo tóc giả dụ dỗ những người đàn ông xa lạ ngoài đường làm "diễn viên bất đắc dĩ" để tăng thêm tính chân thực cho bộ phim.
Tham vọng theo đuổi "tính chân thực" của đạo diễn không dừng lại ở đó, khi mà ông đã chỉ đạo cho diễn viên chính Scarlett Johansson (người duy nhất đạt danh hiệu phụ nữ gọi cảm của năm đến 2 lần) đeo tóc giả dụ dỗ những người đàn ông xa lạ ngoài đường làm "diễn viên bất đắc dĩ" cho mình.
4. The Impossible
Một cảnh quay về tai họa thiên nhiên ập đến được xây dựng vô cùng chân thực.
Một trong những bộ phim thể loại "tai họa tự nhiên" được xây dựng kỳ công nhất, The Impossible còn nổi tiếng vì công sức các nhà làm phim bỏ ra để "hành hạ" nữ diên viên chính Naomi Watts của mình.
Để mô phỏng sóng thần một cách xác thực nhất, nhà sản xuất bộ phim đã xây một bể chứa nước khổng lồ có khả năng phóng đại dưới ống kính.
Đến trẻ em cũng không "tha".
Trong cảnh quay cuốn trôi Naomi Watts, các kỹ sư phụ trách đã xây dựng một bể thông trực tiếp với biển chứa 33 ống nước ngầm với công suất phun 300 lít nước mỗi giây. Cùng với bể nước một hệ thống đường ray và xô chứa được chế tạo để bảo đảm cảnh quay diễn ra đúng như tính toán của các nhà làm phim và đồng thời bảo đảm an toàn tính mạng cho các diễn viên thực hiện cảnh quay.
Khung trường quay phim được thiết kế công phu để các cảnh quay diễn ra đúng như tính toán của đạo diễn và đảm bảo an toàn cho diễn viên.
Tuy kế hoạch vạch ra khá công phu, hệ thống đường ray này đã gặp trục trặc làm hoảng hồn diễn viên chính và toàn bộ những người theo dõi. Naomi Watts thuật lại: "Nhiều cảnh quay trong phim kịch tính trong khi hoàn toàn không dựa vào diễn xuất của tôi, bể nước thật sự rất mạnh và nhiều lúc phải vất vả lắm tôi mới trồi lên để thở được".
Nữ diễn viên chính gặp chút rắc rối trong một cảnh quay.
Khi trục trặc kỹ thuật với đường ray xảy ra, chân nữ diễn viên đang được buộc vào thiết bị xô chứa đang xoay tít để mô phỏng chân thực luống nước. Khi không thể chịu đựng được nữa, cô đã ra dấu "ngừng quay" nhưng thay vì dừng lại thiết bị xô chứa lại xoay theo chiều ngược lại. Dù "tai qua nạn khỏi" lần này, cô đã tỏ ra buồn bực nghi ngờ đạo diễn cố tình "lầm lỡ" để thúc ép những cảm xúc chân thật nhất có thể từ diễn viên chính của mình. Tuy vậy, Naomi Watts vẫn dành một sự tôn trọng cho nỗ lực theo đuổi cái "chân thực" của đạo diễn.
5. Hầu hết mọi cảnh hành động của đạo diễn Quentin Tarantino
Những cảnh quay hầu hết là những pha hành động đẫm máu.
Quentin Tarantino nổi tiếng đến mức một tính từ được ngành điện phát minh và công nhận để tôn vinh phong cách phim bạo lực cùng kịch bản độc thoại đầy phong cách của ông: "Tarantinoesque".
Một trong những triết lý làm phim khác người của Tarantino là thúc đẩy khả năng diễn xuất cao nhất của dàn diễn viên bằng cách quay những pha hành động đẫm máu đến hoang đường của mình hoàn toàn bằng cảnh quay thật.
Kill Bill, một trong những bộ phim kinh điển của đạo diễn đã sử dụng đến hơn 350 lít "máu giả".
Vụ nổ xe ngựa trong "Djano Unchained" này không hề có sự "sờ mó" của kỹ sư đồ họa nào.
Ngoài những vụ nổ và túi máu ra, đạo diễn Tarantino cũng rất chú trọng đến những chi tiết đem lại cảm giác chân thực cho cả khán giả lẫn diễn viên của mình, minh chứng cho điều này:
Để tạo không khí lạnh giá cho diễn viên của mình đồng thời quay được hiệu ứng "hơi thở" một cách tự nhiên nhất, bộ phim đã xây dựng hệ thống làm lạnh khổng lồ bao quanh phòng diễn.
6. Và dĩ nhiên không thể không kể đến Mad Max: Fury Road
Các pha hành động khiến người xem thót tim.
Khán giả chiêm ngưỡng kiệt tác Mad Max: Fury Road của đạo diễn George Miller đã phải ngỡ ngàng khi biết được các cảnh quay hành động thực sự "ngoài sức tưởng tượng" này đã được dựng lên hoàn toàn bằng cảnh quay chân thật và chỉ được tô điểm chỉnh màu bằng đồ họa vi tính. Với quá nhiều cảnh quay "thót tim" trong bộ phim, sau đây là một số cảnh tiêu biểu nhất:
Cảnh quay như trong xiếc này hoàn toàn được dựng bằng kỹ thuật chân thật ngay cả khi lúc đầu đạo diễn tin rằng toàn bộ pha hành động này cần được thiết kế bằng công nghệ dựng ảnh máy tính.
Với tinh thần "có trí sỏi đá cũng thành cơm" nhà sản xuất đã huấn luyện những tay biểu diễn xe hai bánh bậc nhất nước Úc thực hiện những pha "bay" trước mặt xe tải bốc lửa đang lên tốc.
Do quá nguy hiểm vụ nổ tiêu tốn 1.000 lít nhiên liệu này đã được quay bằng kỹ thuật điều khiển từ xa.
Những cảnh quay trong các bộ phim trên thực sự đã giữ cho khán giả trên toàn thế giới phải "bám ghế thót tim" hơn bất cứ bộ phim nào tiêu tốn hàng chục triệu đô-la vào khoản xử lý đồ họa. Có thể là vì "mô hôi nước mắt" thật sự mới thể hiện được những tình huống kịch tính hoặc do những khoảnh khắc "phê adrenalin" mới có thể dâng cao trí sáng tạo của các nhà làm phim lên mức cao nhất. Dĩ nhiên ta không chối bỏ đóng góp cực kỳ lớn của CGI trong ngành điện ảnh. Nhưng một điều chắc chắn là triết lý theo đuổi sự chân thật "xương máu" bằng được của các nhà sản xuất và đạo diễn phim trong những pha hành động của mình đã và sẽ được khán giả toàn thế giới đón xem nhiệt tình.