14/01/2018, 17:34

57 câu trắc nghiệm chọn lọc về con lắc lò xo

57 câu trắc nghiệm chọn lọc về con lắc lò xo Bài tập trắc nghiệm con lắc lò xo có đáp án 57 CÂU TRẮC NGHIỆM CHỌN LỌC VỀ CON LẮC LÒ XO gồm các câu hỏi trắc nghiệm hay và hữu ích giúp các bạn ôn tập Vật ...

57 câu trắc nghiệm chọn lọc về con lắc lò xo

57 CÂU TRẮC NGHIỆM CHỌN LỌC VỀ CON LẮC LÒ XO

 gồm các câu hỏi trắc nghiệm hay và hữu ích giúp các bạn ôn tập Vật lý về con lắc lò xo thật hiệu quả, ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án trả lời giúp người học dễ dàng kiểm tra và so sánh kết quả được chính xác hơn.

Công thức tính nhanh bài tập con lắc lò xo

Luyện giải bài tập Vật lý 12 - Dao động cơ học

Bài tập trắc nghiệm về con lắc đơn

Câu 1: Một vật khối lượng m = 1 kg dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(π - π/2) cm. Lấy π= 10. Lực kéo về tác dụng lên vật vào thời điểm t = 0,5 (s) là

A. F = 2 N                B. F = 1 N                 C. F = 0,5 N                 D. F = 0 N

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k = 40 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 g. Kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống dưới một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị cực đại, cực tiểu của lực đàn hồi nhận giá trị nào sau đây?

A. Fmax = 4 N; Fmin = 2 N.                 B. Fmax = 4 N; Fmin = 0 N.

C. Fmax = 2 N; Fmin = 0 N.                 D. Fmax = 2 N; Fmin = 1,2 N.

Câu 3: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ là 2T/3. Biên độ dao động của vật là:

A. A = (3/√2)Δℓo                 B. A = √2.Δℓo                C. A = 2Δℓo                 D. A = 1,5Δℓo

Câu 4: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Khoảng thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ là T/4. Biên độ dao động của vật là:

A. A = (3/√2)Δℓo                 B. A = √2.Δℓo                C. A = 2Δℓo                 D. A = 1,5Δℓo

Câu 5: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δℓ0. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ là T/3. Biên độ dao động của vật là:

A. A = (3/√2)Δℓo                 B. A = √2.Δℓo                C. A = 2Δℓo                 D. A = 1,5Δℓo

Câu 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Xét trong một chu kỳ dao động thì thời gian độ lớn gia tốc a của vật nhỏ hơn gia tốc rơi tự do g là T/3. Biên độ dao động A của vật nặng tính theo độ dãn Δℓo của lò xo khi vật nặng ở VTCB là

A. A = 2Δℓo                B. A = Δℓo/2               C.A = √2Δℓo              D. A = √3Δℓo

Câu 7: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có vật m. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng lên. Kích thích quả cầu dao động với phương trình x = 5cos(20t + π) cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian vật đi từ lúc to = 0 đến vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất là

A. Δt = π/30 (s).              B. Δt = π/15 (s).               C. Δt = π/10 (s).              D. Δt = π/5 (s).

Câu 8: Một con lắc lò xo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, trong một chu kỳ dao động T khoảng thời gian lò xo bị nén là

A. Δt = T/4.              B. Δt = T/2.              C. Δt = T/6.               D. Δt = T/3.

Câu 9: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100 (g). Con lắc dao động điều hoà theo phương trình x = cos10√5t cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên giá treo có giá trị là

A. Fmax = 1,5 N.             B. Fmax = 1 N.              C. Fmax = 0,5 N.             D. Fmax = 2 N.

Câu 10: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100 (g). Con lắc dao động điều hoà theo phương trình x = cos10√5t cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là

A. Fmin = 1,5 N.             B. Fmin = 0 N.              C. Fmin = 0,5 N.              D. Fmin = 1 N.

0