14/01/2018, 17:34

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 11 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11

là tài liệu tham khảo được Vndoc.com sưu tầm, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. Trong một mạch đơn ADN, nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí:

A. Cacbon 3' của đường C5H10O4 

B. Cacbon 3' của đường C5H10O5 

C. Cacbon 5' của đường C5H10O5 

D. Cacbon 5' của đường C5H10O4 

Câu 2. Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virut thu được:

Chủng A: A=U=G=X=25%

Chủng B: A=T=G=X=25%

Chủng C: A=G=20%, T=X=30%.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN.

B. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN.

C. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là AD1 mạch, chủng virut C là ADN 2 mạch.

D. Vật chất di tN ruyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 2 mạch, chủng virut C là ADN 1 mạch.

Câu 3. Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là:

A.Glucôzơ                 B. Đêôxiribôzơ

C. Xenlulôzơ            D. Saccarôzơ

Câu 4. Prôtêin không thực hiện chức năng nào sau đây:

A. Điều hoà các quá trình sinh lý

B. Xúc tác các phản ứng sinh hoá

C. Bảo vệ tế bào và cơ thể

D. Tích luỹ thông tin di truyền

Câu 5. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Tế bào người ở pha G2 chứa:

A. 6 x 2 x 109 cặp nuclêôtit.            B. 6 x 109 cặp nuclêôtit.

C. 6 x 4 x 109 cặp nuclêôtit.            D. 3 x 109 cặp nuclêôtit.

Câu 6. Trong kì nào sau đây, nhiễm sắc thể được thấy rõ nhất?

A. Kì trung gian                      B. Kì đầu

C. Kì giữa                                D. Kì cuối

Câu 7. Trong cơ thể người, tế bào nào ít có khả năng phân chia?

A. Tế bào thần kinh                B. Tế bào da

C. Tế bào ung thư                   D. Tế bào phôi

Câu 8. Giảm phân khác nguyên phân là:

- Nhiễm sắc thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc

- Có sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể

- Có sự phân ly của các nhiễm sắc thể kép

- Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể

- Nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con giảm một nửa so với tế bào mẹ Số nhận định đúng là:

A. 1          B. 2              C. 3             D. 4

Câu 9. Ở ruồi giấm 2n = 8. Số NST ở kì đầu nguyên phân là?

A. 8 kép             B. 16 đơn             C. 8 đơn            D. 4 kép

Câu 10. Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ:

A.Kỳ cuối I                B. Kỳ sau I

C. Kỳ đầu II               D. Kỳ sau II

Câu 11. Có m tế bào nguyên phân k lần liên tiếp thì số tế bào sẽ được tạo thành là:

A.m x 2k                      B. m x (2k – 1)

C. m x (2k-1 )             D. 2k /m

Câu 12. Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân chia tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ                    B. 60 phút

C. 40 phút                D. 20 phút

Câu 13. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:

A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng

B. Đều có một lần nhân đôi NST

C. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau

D. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín

Câu 14. Ở ngô 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của ngô nguyên phân liên tiếp 6 lần. Ở kỳ giữa lần phân bào thứ 6, trong tất cả các tế bào con có:

A. 640 cromatit.            B. 320 cromatit.

C. 640 NST kép.           D. 320 NST kép.

Câu 15. Một phân tử mARN có thành phần cấu tạo gồm 2 loại ribonucleotit A và G đang tham gia dịch mã. Theo lý thuyết, trong môi trường nội bào có tối đa bao nhiêu loại tARN trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã trên:

A. 4 loại.        B. 20 loại.           C. 6 loại.           D. 8 loại.

Câu 16. Loại bazơnitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?

A.A đênin           B.Guanin              C. Uraxin            D. Xitôzin

Câu 17. Nhiễm sắc tử chị em có đặc điểm:

- Gắn với nhau ở tâm động

- Là những bản sao giống hệt nhau của cùng một nhiễm sắc thể

- Không tồn tại ở nhiễm sắc thể giới tính, chỉ có ở nhiễm sắc thể thường

- Tồn tại trong suốt chu kì tế bào Số đặc điểm đúng là:

A. 1            B. 2                C. 3             D. 4

Câu 18. Chức năng của ARN thông tin là:

A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin

B. Tổng hợp phân tử ADN

C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm

D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN

Câu 19. Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A.codon.        B. axit amin.             C. anticodon.           D. triplet.

Câu 20. Bậc cấu trúc nào của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ ?

A.Bậc 1            B. Bậc 3             C. Bậc 2              D. Bậc 4

Câu 21. Cấu trúc nào sau đây không chứa liên kết hiđrô ?

A.Phân tử ADN                  B. Phân tử prôtêin

C. Phân tử mARN             D. Lipit

Câu 22. Tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử sinh học là do:

A.Có khối lượng lớn               B. Cấu trúc đa phân.

C. Cấu tạo phức tạp.               D. Nhiều bậc cấu trúc

Câu 23. Gen có chiều dài 5100 Å. Gen bị đột biến, khi tổng hợp chuỗi polipeptit có số axit amin kém gen bình thường 1 axit amin. Số lượng axit amin của gen đột biến là:

A. 497.            B. 499.              C. 495.               D. 500.

Câu 24. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là:

A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào

B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền

C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài

D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 25. Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có:

A. 46 nhiễm sắc thể đơn       B. 92 nhiễm sắc thể kép

C. 46 crômatit                          D. 92 tâm động

Câu 26. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

A.Giảm phân và thụ tinh.              B. Nhân đôi ADN.

C. Phiên mã                                    D. Dịch mã.

Câu 27. Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể, số NST trong 1 tế bào khi kết thúc kì cuối của giảm phân I là:

A. 4 NST kép                 B. 8 NST đơn

C. 8 NST kép.                D. 4 NST đơn.

Câu 28. Một tế bào sinh dục sơ khai đực 2n của 1 loài nguyên phân 5 lần liên tiếp, vào kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng trong các tế bào đó người ta đếm được 2496 crômatit. Bộ NST lưỡng bội của loài là :

A. 2n= 38                    B. 2n = 39

C. 2n = 78                   D. 2n = 156

Câu 29. Cho bảng sau:
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11
Thời gian thế hệ của chủng vi khuẩn trên là:

A. 30 phút                     B. 60 phút

C. 90 phút                     D. 180 phút

Câu 30. Nuôi cấy vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy không liên tục, từ 1200 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 30 phút. Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 5 giờ (trong trường hợp tất cả các tế bào đều phân chia)

A. 1228800             B. 4915200

C. 307200               D. 614400

Câu 31. Một thỏ cái sinh được 6 thỏ con, biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% . Số tế bào sinh trứng tham gia vào quá trình trên là:

A. 6         B. 12              C. 24              D. 96

Câu 32. Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là:

A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể

B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ

C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kỳ

D. Có xảy ra tiếp hợp các nhiễm sắc thể

Câu 33. Sự tổng hợp protein trong tế bào được thực hiện ở

A.Bộ máy gôngi               B. Ribôxôm

C. Nhân con                      D. Lizôxôm

Câu 34. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôtit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại Guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750.

B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.

C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.

D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.

Câu 35. Từ 1 tế bào có các cặp nhiễm sắc thể là AaBbDd giảm phân có thể cho mấy loại giao tử:

A. 2 loại           B. 4 loại           C. 6 loại               D. 8 loại

Câu 36. Một gen chứa 1755 liên kết hydrô và có hiệu số nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên là:

A. A = T = 270; G = X = 405

B. A = T = 405; G = X = 270

C. A = T = 540; G = X = 810

D. A = T = 810; G = X = 540

Câu 37. Gen có số cặp A–T bằng 2/3 số cặp G–X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = G = X = 600

B. A = T = G = X = 750

C. A = T = 720; G = X = 480

D. A = T = 480; G = X = 720

Câu 38. Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 2250.       B. 1798.        C. 1125.            D. 3060.

Câu 39. Gen có tổng số 2 loại nuclêôtit bằng 60% số nuclêôtit của gen và 3120 liên kết hiđrô. Ở mạch 2 có A = 5T và X = 2G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = 780, G = 520              B. A = 520, G = 780

C. A = 480, G = 720              D. A = 720, G = 480

Câu 40. Mô tả nào sau đây về tARN là đúng

A. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn 1 đầu, trên cơ sở liên kết theo nguyên tắc bổ sung giữa tất cả các ribônuclêotit, 1 đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã .

B. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 ribônuclêotit không tạo xoắn, 1 đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã.

C. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn ở 1 đầu có đoạn có cặp bazơnitric liên kết theo nguyên tắc bổ sung tạo nên các thuỳ tròn, một đầu tự do mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã.

D. tARN là một polinuclêôtit có số nuclêotit tương ứng với số nuclêotit trên 1 mạch của gen cấu trúc.

Câu 41. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A + T/ G+X = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là

A. 10%            B. 40%              C. 20%               D. 25%.

Câu 42. Trong tế bào, loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?

A. ADN            B. mARN          C. tARN              D. rARN

Câu 43. Tế bào của một loài động vật được kí hiệu AaBbDd thực hiện phân bào nguyên phân bình thường. Viết kí hiệu bộ NST ở kì giữa của nguyên phân ?

A. AAaaBBbbDDdd                  B. AaBbDd

C. AABBDD                               D. aabbdd

Câu 44. Có 10 tế bào của một loài đều nguyên phân 2 lần và trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 1380 NST đơn. Tổng số tâm động có ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ II trong tất cả tế bào con.

A. 60               B. 920               C. 1380                 D. 1840

Câu 45. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào vi khuẩn                  B. Tế bào thực vật

C. Tế bào động vật                 D. Tế bào nấm

Câu 46. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì:

A.Bằng nhau                 B. Bằng 2 lần

C. Bằng 4 lần                D. Giảm một nửa

Câu 47. Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

A. 112.               B. 448.             C. 224.              D. 336.

Câu 48. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép.     (2) Phân tử tARN.

(3) Phân tử mARN.                   (4) Phân tử rARN.

A.(2) và (4).              B. (1) và (2).

C. (3) và (4).             D. (1) và (3).

Câu 49. Chức năng của ADN là:

A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào

B. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

C. Trực tiếp tổng hợp prôtêin

D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào

Câu 50. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:

A. Nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn.

B. Một bazơ bé bù với một bazơ lớn.

C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit.

D. Bán bảo tồn.

0