44 (Giáp Thìn) :Mã Viện tổ chức lại chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ.
Đàn áp xong cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện còn ở lại đất Việt gần 1 năm để tổ chức lại việc cai trị. Đàn áp xong cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện còn ở lại đất Việt gần 1 năm để tổ chức lại việc cai trị. Viện đi đến ...
Đàn áp xong cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện còn ở lại đất Việt gần 1 năm để tổ chức lại việc cai trị.
Đàn áp xong cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện còn ở lại đất Việt gần 1 năm để tổ chức lại việc cai trị. Viện đi đến đâu là đặt quận huyện, xây thành quách ở đó tăng cường sự kiểm soát của chính quyền đô hộ: chia huyện Tây Vu (mà trung tâm là Cổ Loa) thành hai huyện Phong Khê và Vọng Hải, đắp Kiển Thành (thành hình cái kén) ở Cổ Loa. Sau khi đã tàn sát hết sức dã man, Mã Viện còn bắt và đem đi đày một lúc hơn 300 “cừ súy” (thủ lĩnh các địa phương) của người Việt sang Linh Lăng (Hồ Nam – Trung Quốc) nhằm đánh tận gốc toàn bộ lực lượng lãnh đạo kháng chiến của người Việt.
Mã Viện tâu lên triều đình Hán rằng: luật Việt khác với luật Hán hơn mười điều, xin áp dụng luật Hán ở Giao Chỉ. Từ đấy, nhà Hán đã cai trị người Việt ở Giao Chỉ theo luật của nhà Hán.
Mã Viện lại cho đào một đường sông qua dải núi ở Cửu Chân và cho xếp đá để ngăn sóng biển (gọi là Tạc Khẩu tức cửa Thần Phù), mở thông đường thủy từ Giao Chỉ vào Cửu Chân.
Ở những vùng đất mới chiếm, Mã Viện để lại một số quân lính cho chúng khai khẩn đất đai, xây dựng làng ấp, bám rễ lâu dài ở đất Việt – gọi là dân Mã Lưu.
Phá hoại di sản văn hóa, xóa bỏ dấu vết của một nền văn minh rực rỡ của người Việt, Mã Viện đã vơ vét trống đồng ở các địa phương, đúc hình con ngựa cao 3 thước 5 tấc, dân vua Quang Vũ nhà Hán.
Mùa thu, tháng 9 (âl) năm Giáp Thìn (44), sau hơn hai năm xâm lược tàn bạo và chinh phục dã man, Mã Viện mang quân còn sót lại (khoản 4 đến 5/10) về Bắc. Hắn chở theo cho riêng mình một xe châu báo ngọc vàng cướp được ở Âu Lạc, nói phao lên rằng đó là xe chở quả ý dĩ để chữa bệnh lam chướng !
Nguồn:Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 18.